LỰA CHỌN
Trong cuộc sống thường nhật
luôn có những sự chọn lựa xảy đến với tôi. Chọn lựa giữa cái tốt và cái xấu, giữa
cái tốt và cái tốt hơn. Chọn lựa nào cũng đòi hỏi tôi phải cẩn thận suy nghĩ, đắn
đo, cân nhắc kĩ càng để không quyết định lầm lẫn và đáng tiếc. Ông bà ta vẫn
thường nói: “Làm người phải đắn, phải đo/
Phải toan, phải tính,phải dò nông sâu”. Chọn lựa giữa cái tốt và xấu đã
khó, lựa chọn giữa cái tốt và cái tốt nhất còn khó hơn. Lúc nào tôi cũng bay theo hướng bay của người khác.
Lần này tôi sẽ bay theo con đường mà tôi đã lựa
chọn. Tôi tự nhủ với bản thân mình rằng, cần phải sống chân thực. Bất kể người
khác nhìn mình bằng con mắt nào đi chăng nữa, dù cả thế giới phủ định, tôi vẫn
có bản thân tin tưởng mình. Bất kỳ một sự đả kích nào cũng không nên trở thành
cái cớ cho bạn sa ngã. Bạn không thể thay đổi thế giới nhưng bạn có thể thay đổi
bản thân mình. Việc cần làm là chọn lựa một con đường đúng đắn và kiên trì bước
tiếp.
Nói tới chọn lựa thì ta
cũng không quên nhắc tới sự hi sinh, từ bỏ.Tuy nhiên, có lúc tôi biết rất rõ
giá trị con đường tôi phải đi, nhưng tôi vẫn không thể từ bỏ được những đam mê
của ý riêng, để quyết định sống lý tưởng cuộc đời mình. Bởi tôi còn: nuối tiếc,
nhút nhát, tham lam, muốn: “bắt cá hai tay” , muốn sống theo kiểu nhị tâm.
Không muốn bỏ đi cảm xúc tốt, đối tượng mà tôi đang theo đuổi, yêu thích bấy
lâu nay. Đổi lại, tôi phải trả một giá rất đắt cho thái độ này, đó chính là những
phân vân, những giằng co làm tôi đau nhức tâm can. Tôi muốn cho đi nhưng cũng
muốn giữ lại điều gì, muốn dâng trao nhưng cũng muốn thu vào. Nhiều lúc tôi luôn
tự dặn lòng: “Nếu tình thế bắt buộc tôi phải quyết định mà vẫn cứ ngập ngừng,
cân phân, do dự thì một nguồn năng lượng rất lớn trong tôi sẽ nhanh chóng bị mất
đi. Nhiều khi chẳng được gì mà lại mất trắng hai tay, để rồi quay lại hối tiếc
mà trách người, trách đời và căm thù chính bản thân mình”. Chọn lầm đường chưa
chắc thất bại cho bằng cứ sống trong sự do dự, lưỡng lự. Đứng tại ngã ba đường mà
không biết đi hướng nào, thời gian thì đang qua đi, tuổi thanh xuân thì cũng gần
hết, thế mà tôi vẫn còn bịn rịn, không dứt khoát được. Tôi đâu có hai ba trăm
năm để sống, thế mà còn thả trôi cuộc đời mình trong đam mê quên lãng? Nhạc sĩ
Trịnh Công Sơn đã từng nhắc nhở: “tôi là ai? là ai? là ai?
mà yêu quá cuộc đời này…” . Tôi cứ mải mê lao đầu vào những chọn lựa tôi
thích, lầm lũi sống theo ý riêng, mà quên không xét mình lại: “tôi là ai? Cái
gì là quan trọng nhất cuộc đời tôi? Ai là trung tâm, là chóp đỉnh, là nền tảng
và cùng đích của đời tôi?” Để tôi biết tôi phải đặt niềm tin và hi vọng vào ai?
và cần phải làm những việc gì?
Viết đến đây tôi chợt nhớ
tới phúc âm Thánh Mattheu có kể lại câu
chuyện người thanh niên tha thiết tìm kiếm sự sống đời đời nên tìm gặp Chúa
Giêsu. Người thanh niên đã sống tốt, đã giữ đạo từ thuở nhỏ. Chúa Giêsu muốn
anh ta nên trọn lành, nên khuyên: “Nếu anh muốn nên hoàn thiện thì hãy bán tài
sản của anh và đem cho người nghèo, anh sẽ được một kho tàng trên trời rồi hãy
đến theo tôi. Nghe lời đó, người thanh niên buồn sầu bỏ đi, vì anh ta có nhiều
của cải” (x.Mt 19,16-22). Vì có nhiều của cải nên người thanh niên đó buồn sầu,
đã không đáp lại tình thân, anh bị những rạn nứt, giằng xé trong tâm, nhưng người
buồn nhiều hơn lại chính là Chúa Giêsu, vì Chúa đã đặt hi vọng nơi anh.(x. Mc
10,21). Càng suy nghĩ tôi thấy tôi càng giống người thanh niên đó. Nếu tôi tiếp
tục hành xử như vậy, chắc hẳn Chúa Giêsu sẽ buồn lắm! Tôi không muốn cái cảm
giác mà Chúa nhìn tôi với ánh mắt mà Chúa nhìn Giuđa hôn Chúa, ánh mắt Chúa
nhìn ông Phêrô chối Chúa ba lần. Tôi cũng sợ cảm giác Chúa Giêsu nói với tôi: "Eo
Romam crucifigi iterum" ("Thầy
vào thành Rôma để chịu đóng đinh một lần nữa cho con"), (trích từ
phim Quo vadis).
Người ta thường nói:“Đại
nghi đại ngộ”. Đúng vậy, càng nghi ngờ, suy nghĩ nhiều bao nhiêu, thì vấn đề
càng sáng tỏ bấy nhiêu, nhưng đổi lại thì tôi phải chịu những giằng co đau nhức
tâm can,vì muốn cho đi nhưng cũng muốn giữ lại điều gì, muốn dâng trao nhưng
cũng muốn thu vào… bởi thăm sâu trong tâm khảm, tôi vẫn còn dáng dấp của lòng
Tham, Sân, Si.
Nói đùa với nhau nhưng lại
thật, “Đời là bể khổ, qua được bể khổ là qua đời”. “Lao xao sóng vỗ ngọn tùng/ Gian nan là nợ anh hùng phải
vay”. Hay: “Con người là kẻ học nghề/ Mà thầy là nỗi ê chề đớn đau/ Sẽ không hiểu
được mình đâu/ Nếu không từng bước nhịp sầu gian nan”. Khi càng suy nghĩ về đau
khổ tôi càng hiểu rằng: “Cuộc đời ai ai cũng phải trải qua đau khổ, hết đau khổ
này rồi đến đau khổ khác, nguyên nhân đau khổ cũng bởi tâm mà và cũng từ tâm mà
mất đi. Bởi vì chọn lựa tôi thường làm theo ý riêng”
Có một câu chuyện kể rằng: “một người kia đi về quê, ông ta phải băng qua một biển lớn, đầy sóng gió. Trên chiếc thuyền ông chất đầy
những vật dụng cần thiết cho chuyến đi. Nhưng đi được một khúc thì chiếc.
Trong cuộc đời, mỗi
chúng ta đều có một con đường để đi, một cái đích để hướng tới, và biết bao ước
mơ, hoài bão chờ ta ở tương lai phía trước…Ai đó đều có những lựa chọn trong
đời, những ước mơ được ủ ấm ngay từ thời trẻPhía cuối con đường, nơi ta dừng
chân, có thể ta sẽ bắt gặp ánh nhìn thân quen mà ta hằng yêu thương, để rồi mỉm
cười và cùng người ấy nắm bàn tay thật chặt. Cuộc đời là quả lắc giữa nụ cười và nước mắt”.
Và cũng luôn nhớ một điều, bạn không thể
lẻ loi bước đi một mình. Có những vấp ngã trong đời mà đôi khi bạn không thể tự
mình đứng dậy, rất cần ai đó nâng đỡ sẻ chia.
“Cuộc
đời là biển cả, ai không bơi sẽ chìm…”. “Sống
có mục đích đời sẽ không vùi dập!”.
Đó chỉ là điểm chuyển tiếp cho một khởi đầu mới mà thôi! Vì: "Sự sống
nảy sinh từ trong cái chết, hạnh phúc hiện hình trong những hy sinh, gian khổ, ở
đời này không có con đường cùng, chỉ có những ranh giới, điều cốt yếu là phải
có sức mạnh để bước qua những ranh giới ấy...". (Mùa lạc - Nguyễn Khải).
Minh Đức S.J.
0 Comments:
Không cho phép có nhận xét mới.