Tổng số lượt xem trang

Thứ Ba, 28 tháng 3, 2023

HƯỚNG DẪN THỔI SÁO TRÚC CƠ BẢN

 HƯỚNG DẪN THỔI SÁO TRÚC CƠ BẢN

1. Mua một cây sáo trúc (sáo ngang 6 lỗ) chuẩn âm, chất lượng (nhờ người có kinh nghiệm hoặc dùng tunner để test âm chuẩn, dùng app trong đt cũng đc)

2. Tập cầm sáo cho cố định và chính xác, đúng thế như trong hình. (tay trái bấm 3 notes và tay phải bấm 3 notes)

3. Đặt môi vào lỗ thổi. Thổi cho kêu và không xì hơi quá nhiều ra ngoài (thổi sẽ mệt), tròn miệng sao cho lỗ thổi, nhân trung , tim môi thẳng hàng với nhau. Lưu ý ta đặt sáo nằm ngửa, không úp quá, không ngửa quá. Nên đặt sáo ngửa vuông góc khoảng 90 độ. Làm sao cho hơi ra to rõ, trong sáng nhất là được. (tránh tiếng rè rè và phì phì…). Mẹo là đẩy hàm dưới ra một chút,  2 môi tạo khẩu hình như “đang mỉm cười” khi thổi sáo.

4. Chạy các ngón tay cho đúng notes như trong hình vẽ. Vừa nhìn sheet nhạc vừa bấm notes và dậm nhịp phách cho đúng.

5. Kỹ thuật lấy hơi như trong hình vẽ hướng dẫn. Lưu ý, thổi nhẹ những notes trầm và thổi mạnh những notes cao, (tựa như vòi nước tưới cây, bóp mạnh và hẹp thì vòi nước sẽ đi xa, thổi sáo cũng vậy, lên những notes cao cần nhỏ miệng và đẩy hơi mạnh).

6. Kỹ thuật đánh lưỡi ĐƠN: đánh lưỡi theo kiểu phát âm chữ “T”, rõ ràng, dứt khoát, nhấn mạnh các notes và  tách biệt các nốt ra trong một bản nhạc có cùng cao độ đứng liền nhau. Thực tập thổi đánh lưỡi đơn là đặt đầu lưỡi từ vòm họng sắt với hàm răng trên, sau đó bật ra phát âm chứ “T” hoặc “Tee”, “Ta”, “Tu” “Ti”…(có trong clip hướng dẫn ở dưới).

7. Kỹ thuật đánh lưỡi KÉP: đọc chữ đọc chữ : Tê tê ka tê, lưỡi thụt ra thụt vào…đây là kỹ thuật khó, và phức tạp. Nhưng nếu tập được thổi sẽ hay hơn.

8. Kỹ thuật Láy rền (lưỡi đánh chữ rờ rờ rời…), Reo lưỡi và Rung hơi (vd: Đồ ồ ồ ồ…, rê ê ê ê…), rung hơi là lựa chọn những nốt, những kết, những độ cao nhất định để tiếng sao ngân rung lên như màng mỏng rung lên trong không gian. 

9. Kỹ thuật miết ngón: là cách thức dùng ngón tay ở notes nào đó đang thổi, “mài mài, miết miết” ngón đó vào lỗ thổi liên tục, sẽ tạo ra thanh âm nghe hay hơn (cho những notes láy luyến…).

10.  Kỹ thuật ngân nga là giữ âm lâu và ngân ra như hát vậy, nhưng độ to không thay đổi, nghĩa là hơi được truyền ra một cách đều đặn. Ém hơi và rung hơi cũng là cách thức để tạo biểu cảm cho tiếng sáo khiến xúc cảm của người nghe được đánh động.

11.  Nếu áp dụng tốt các kỹ thuật trên, tiếng sáo sẽ phát ra thanh âm lúc trong, lúc đục. Lúc ầm ào như sóng chảy, như lũ cuốn, lúc lại mỏng manh, thanh mảnh như sợi chỉ, lá liễu. Đó là điểm đặc sắc mà ít nhạc cụ dân tộc thể hiện được như Sáo.

12.  Sau cùng, ĐAM MÊ VÀ CẢM ÂM là 2 yếu tố quan trọng nhất nhì trong thổi sáo. 2 yếu tố này tựa như đôi chân dẻo dai, khéo léo của người múa Ba lê vậy. Đam mê là phụ thuộc vào con tim, Cảm âm phụ thuộc vào lỗ tai, nghe notes này và có thể cảm được thế bấm notes sắp tới và ngân nga một cách điêu luyện, đó là một nghệ thuật cần rèn luyện mỗi ngày (dĩ nhiên, ai có năng khiếu sẽ học nhanh hơn)

Có rất nhiều kỹ thuật thổi sáo khác, sẽ thuật tiên hơn nếu mình có time để làm clip. Các bạn có thể tham khảo trên internet… Đây chỉ là một chút hiểu biết nhỏ bé về sáo trúc, xin chia sẻ với những ai có đam mê thổi sáo.

Minh Đức S.J.












0 Comments: