BÀI TÓM SIÊU HÌNH HỌC
Câu 1: Tại sao yếu tính lại là niệm tính, là định nghĩa,
và là tên gọi của một hữu thể?
- Yếu tính (essence, do động từ esse: là mà ra): yếu tính là đặc trưng vững bền
tạo nên căn tính của một người hay của một vật. Yếu tính “Essence: là cái mà
làm cho một thứ trở nên chính nó” khác với “accident: tùy thể là cái có dựa
trên bản thể và có thể thay đổi”.
-Theo
mức độ yếu tính được diễn tả qua một định nghĩa, nó được gọi là niệm tính (quiddity).
Định nghĩa diễn tả một sự vật là cái gì (what), vốn phân biệt nó với mọi sự vật
khác – với điều này đúng là yếu tính của nó. Chẳng hạn, khi chúng ta muốn nói đến
yếu tính của con người, chúng ta định nghĩa người là một “động vật có lý tính”.
- Yếu
tính là tên gọi, định nghĩa về sự vật, làm cho hữu thể chung chung thành một sự
vật cụ thể. Yếu tính đôi khi được dùng tương đương như là bản thể. Bản thể là
cách thức hiện hữu mang tính lập hữu. Nhưng, yếu tính và bản thể không đồng
nghĩa với nhau, dù có liên quan đến một thực tại. Yếu tính làm cho hữu thể trở
nên vật cụ thể hơn, là chính nó hơn.
-Yếu
tính là tên gọi vì nói làm cho một vật nên chính nó. Ví dụ Yếu Tính của Thiên
Chúa là sự Tự Hữu, Hiện Hữu. Yếu tính của con người là Lý Trí, tự nhận thức.
Câu 2. Cứ cho là bản chất và bản tính thì giống nhau, tức
chỉ khác về tên gọi, vậy bản thể và bản tính khác nhau ra sao?
-Bản thể (substance) là CHỦ THỂ nền cáng đáng các phụ thể. Trong triết học, bản thể là
hữu thể căn bản không thay đổi, làm nền tảng nâng đỡ những tùy thể hay thay đổi.
Đang khi đó, Bản tính (Nature) là bản thể của vật, nhưng xét theo nghĩa là nguồn
gốc của hoạt động đặc sắc của vật nào đó. Ví dụ: bản tính của con người là vừa
biết suy luận (có lý trí) vừa biết cảm giác (vì có giác quan). Trong thần học, Giáo Hội khẳng định Chúa Giê-su có
2 Nature/natural: bản tính, bản chất (physis). Bản tính (nature) đôi khi được
hiểu là giống với yếu tính. Ví dụ: Muối có yếu tính muối, bản chất muối. Bản tính
đi với hiện tượng, (bản chất-hiện tượng: bên trong không thay đổi, bên ngoài có
thể thay đổi; bản thể-phụ thể).
Câu 3. Phạm trù là gì? Tại sao các phạm trù lại có số lượng
giới hạn (hơn kém 10 phạm trù) trong khi ‘hạn từ’ (terms) lại có rất nhiều?
-Phạm trù là những khái niệm rộng nhất phản ánh những mặt,
những thuộc tính, những mối liên hệ chung, cơ bản nhất của các sự vật và hiện
tượng thuộc một lĩnh vực nhất định. Sở dĩ có 10 phạm trù là theo hệ thống của
Aristotle, khi Ông viết về luận lý đề mang tựa đề “Các Phạm trù” (The
Categories). Các “hạn từ” thì có rất nhiều, nhưng để diễn tả về một sự vật, hiện
tượng hay điều gì đó có lẽ Bản thể và 9 loại phụ thể sẽ kiến
tạo nên mười lớp tối thượng sẽ diễn tả cách đầy đủ các loài tồn tại chung nhất.
ví dụ: nói về Cha Thi, rằng “Cha là một con người” (bản thể), rằng “cha thì tốt”
(phẩm chất), rằng “cha thì cao” (lượng), rằng “Cha là giáo sư của tôi” (tương
quan), rằng “Cha đang ở Lào” (“ở đâu”), rằng “Cha đang ngồi chấm bài” (vị thế),
rằng “cha có một cây viết” (chiếm hữu), rằng “Cha đến vào lúc 8 giờ” (“khi nào”),
rằng “Cha đang viết” (hoạt động), rằng “cha đang khát” (thụ động).
Câu 4. Suppositum là gì và nó khác với bản thể ra
sao? Tại sao cả hai đều có tính lập hữu?
-Suppositum là hữu thể trong ý nghĩa trọn vẹn. Suppositum là
hữu thể trong ý nghĩa phù hợp nhất, có nghĩa rằng nó là thứ gì hiện hữu độc lập,
tồn tại nơi chính mình như một điều gì đó đầy đủ hoàn bị, và phân biệt khỏi bất
cứ thực tại nào khác.
-Suppositum khác với bản thể ở chỗ Suppositum là những thực tại cá biệt được xét trong toàn tính của chúng, có
đặc điểm phân biệt là sự hiện hữu độc lập (subsistence, bản thể), có nghĩa là
việc chiếm hữu nội tại sự hiện hữu khiến cho mỗi sự vật là thực hữu trong toàn
thể của nó.
-Suppositum và Bản thể có tính lập hữu vì: 1) việc hiện hữu (act of being), yếu tố cấu tạo cơ bản đem lại
sự hiện hữu độc lập cho chủ thể; 2) yếu tính (esse), mà nơi những hữu thể vật
chất lại được phức hợp từ chất liệu và hình thế; 3) những phụ thể, là “những hiện
thế” hoàn tất sự hoàn bị của yếu tính. Thế nên, cả Suppositum và Bản thể đều có
tính “lập hữu” có nghĩa là hữu thể đặc thù với tất cả những hoàn bị của nó.
Câu 5. Hữu thể là gì? Nội hàm của khái niệm hữu thể bao gồm
những gì?
-Hữu thể (etre) là cái có, Hữu là có, thể là tiếp vị ngữ với nhiều nghĩa khác nhau. Ở đây,
chữ hữu mới quan trọng và chữ thể chỉ một vật nào đó. Hữu thể là cái gì trừu tượng
nhất áp dụng cho bất cứ cái gì có, bất cứ trong thời gian, không gian nào, bất
cứ hình thức nào (lượng hay phẩm), có bất cứ trong thế giới nào (như bản thể
hay tùy thể vậy). Ví dụ: Hữu thể= being= mọi sự
có, tình yêu, sự giận ghét… Mọi sự đều là hữu thể và hữu thể
có yếu tính tồn tại độc lập là lập thể, bản thể, có khi yếu tính tạo nên phụ thể.
-Tóm lại: Hữu thể (“ens”) chủ yếu nói về
sự vật hiện hữu: hữu thể ám chỉ sự vật đó trong mức độ nó đang có việc hiện hữu
(hiện thế hiện hữu = act of being = esse). Tiếp đến, hữu thể cũng có ý nghĩa là
sự hiện hữu (esse) của sự vật đó, vì một sự vật chỉ có thể hiện hữu nếu như nó
chiếm hữu việc hiện hữu. Do đó, hữu thể liên quan tới một vật nào đó vốn hiện hữu
trong thực tế. Cần phải phân biệt “hữu thể thực tế”
(real being) với “hữu thể thuộc trí” (being of reason).
-Khái niệm hữu thể bao trùm lên mọi sự vật: nó có trương độ
cũng như nội hàm tối đa. Ens không chỉ ôm lấy toàn bộ các thực tại trên thế giới
nói chung, nhưng còn chỉ về chúng với tất cả các đặc tính của riêng chúng.
Câu 6. Loại suy là gì và tại sao khái niệm ‘hữu thể’ là
khái niệm mang tính loại suy?
-Loại suy (analogy) là một khái điệm để chỉ ra đặc điểm chung và riêng của
2 sự vật, hiện tượng, vì khi loại suy, chúng ta tiến hành so sánh những điểm
tương đồng quan trọng của 2 sự vật – hiện tượng để rút ra kết luận. Nếu áp dụng
điều này trong việc lý luận, chúng ta đang dùng một thủ pháp gọi là loại suy
quy nạp (inductive analogy). Ví dụ: 2 vòng tròn giao nhau, có phần chung, và phần
riêng.
- Vì quá đa biệt và phong phú trong nội dung, nên khái
niệm “ens” (hữu thể) loại suy, có nghĩa là nó được gán cho mọi sự vật theo một
ý nghĩa, phần thì như nhau phần thì khác nhau. vd: ruồi đậu mâm sôi đậu (đậu
khác nghĩa). Hữu thể là khái niệm Loại suy vì nó có 1 phần giống nhau và khác
nhau (đồng nghĩa và dị nghĩa. ngô và bắp) giống là đều hiện hữu, khác là hiện hữu
khác nhau, đặc biệt khác với Hữu Thể Gốc.
Câu 7. Khi từ “chân lý” được nhắc
đến mà không thêm gì, thì nó được hiểu là chân lý hữu thể luận hay chân lý
luận lý, tại sao?
- Chân Lý là phán đoán đúng về thực tại, nên thực tại là nền tảng và thước đo của
Chân lý. Chân lý sự vật là sự thật nơi sự vật mà tương đương với Đấng Toàn Nằng
phát biểu, một cách ko xê dịch. Có sự vật là Đấng Toàn Năng, Toàn Tri nhìn nó
như nó là, nên nó là Chân Lý Hữu Thể luận. Do đó, khi từ “chân lý” được nhắc đến
mà không thêm gì, thì nó được hiểu là chân lý hữu thể luận.
-Tại
vì Chân lý có 2 loại: Hữu Thể luận Thiên Chúa nhìn như nó là, do sự vật phát ra
chân lý, và Lý luận do con người suy luận, có được. Nơi mỗi sự vật có một chân
lý gọi là chân lý hữu thể luận.
Câu 8. Bản thể đệ nhất (sơ yếu) và bản thể đệ nhị là gì?
Cho ví dụ mỗi loại.
-Bản thể đệ nhất (substance premiere), Aristotle dùng từ này để chỉ cá thể hay cá nhân nào
đó, người ta có thể gán cho nó nhiều thuộc từ, trong lúc nó không là thuộc từ đối
với chủ ngữ nào cả. Ví dụ: tôi quyết định một công việc: cái bàn nào đó bằng gỗ,
và cái bàn nào đó là bản thể đệ nhất.
-Bản
thể đệ nhị (second substance) là bản thể khác phụ thuộc vào bản thể đệ nhất, sự
tồn tại của nó gắn liền với sự tồn tại của bản thể đệ nhất. Aristotle có ý nói
bản thể đệ nhị chẳng khác gì những phần trong toàn thể phạm trù khác – chất lượng,
số lượng, liên quan… Ví dụ: cái bàn mới làm này nhỏ và nhẹ nên để đè lên cái
bàn to kia.
Câu 9: Yếu tính mang tính bản thể (substantial form) là
gì?
-Yếu tính mang tính bản thể (substantial form) là tính cách bản thể, ví dụ: Hồn
và xác nơi con người, đều có bản thể tính, nghĩa là cả hai đều là yếu tốt cấu
thành bản thể duy nhất nơi con người. Người không chỉ là hồn hay chỉ là xác mà
là một tinh thần nhập thể.
-Ví
dụ: Khởi đầu là các hữu thể giống nhau, sau gán yếu tính vào nó sẽ là bản thể
và phụ thể. Có 1 loại yếu tính làm hữu thể thành phụ thể hoặc bản thể. Con người
như nhau, yếu tính gán vào làm con người ra quỷ hoặc ra thánh. Yếu tính đôi khi
được dùng tương đương như là bản thể.
Câu 10. Tại sao nói ‘chân lý và hữu thể’ thì tương đương
hay có thể hoán chuyển cho nhau?
-Chân
lý ở đây là sự ban trùm hết tất cả nên một cách nào đó nó tương đương với “hữu
thể”. Hữu thể là chân thực trong mức độ nó
là khả tri. Tức là, trong mức độ nó có khả năng trở thành đối tượng cho một
hành vi hiểu biết chân thực. Nói chung, ‘chân lý và hữu thể’ thì tương đương
hay có thể hoán chuyển cho nhau trong mức độ nào đó.
Câu 11. Hiện thế là gì, cho ví dụ?
-Hiện thế (acte): Aristotle chỉ tình trạng của một vật nào đó đã được thi thố
rồi, chứ không còn ở trong tình trạng tiềm thể (potential), vd: Khúc gỗ mộc mạc
trở nên pho tựng, người ta nói gỗ thành tượng là từ tiềm thể thành hiện thể. Sự
hoàn hảo nơi Thiên Chúa là hiện thể chứ không phải là tiềm thể. Hiện thể (hình
thế đã hiện hữu) ngược với tiềm thể. Hiện thế là cái có bao gồm mọi hoàn bị
(hoàn bị là trang thiết bị cho cái này cái kia, mỗi hoàn bị đều có hữu thể, mỗi
hữu thể đều có hiện hữu. Mà đặc tính của hiện hữu là hiện thể, esse). Chúa nằm
trong hiện hữu và là hiện hữu. Thị giác là tiềm năng
để nhìn, và tính di động (movability) là khả năng đi vào chuyển động.
Câu 12. Tiềm năng là gì, cho ví dụ?
-TIỀM NĂNG: Tiềm năng cũng được kinh nghiệm nhận biết trực tiếp như điều
có tương quan với hiện thế. A) Một tiềm năng là điều có thể tiếp nhận một hiện
thế hoặc đã có được nó. Đặc điểm: tiềm năng thì phân biệt khỏi hiện thế.
hiện thế thì có thể tách biệt khỏi tiềm năng tương
ứng. b) Hiện thế và tiềm năng không phải
là những thực tại đầy đủ, nhưng chỉ là những khía cạnh hoặc những nguyên lý
được tìm thấy nơi các sự vật. c) Tiềm năng liên quan với hiện thế như kiểu
bất toàn liên quan với hoàn bị. d)Hiện thế và tiềm năng không phải là những
thực tại đầy đủ, nhưng chỉ là những khía cạnh hoặc những nguyên lý được tìm
thấy nơi các sự vật.
Có 2 loại hiện thế và tiềm năng: a) Có tiềm
năng thụ động (passive potency) hoặc khả năng tiếp nhận, và tương ứng với nó là
hiện thế đệ nhất (first act) (cũng gọi là hiện thế thực thể (entitative
act)). b) Cũng có tiềm năng hoạt động (active potency) hoặc khả năng hoạt động,
và tương ứng với nó là hiện thế đệ nhị (second act), cũng chính là hoạt động.
Câu 13. Nguyên nhân chất liệu là gì, cho ví dụ?
- Nguyên nhân chất liệu là nguyên nhân khởi đầu góp phần tạo
nên sự vật. Nguyên nhân Chất liệu gồm có chất liệu đệ nhất và chất liệu đệ nhị
là bản thể là căn nguyên của chất liệu. Vd: có chất liệu mà không có người làm,
làm xong rồi để đó, ai dùng cũng được, chất liệu cộng với mô thể. Có 4 nguyên
nhân: Chất liệu, hình thế, tác thành, sử dụng.
Câu 14. Tại sao gọi bản thể là nguyên nhân chất liệu đệ
nhị?
-Gọi bản thể là nguyên nhân chất liệu đệ nhị
là vì bản thể là căn nguyên của chất liệu, và là hình thế phụ thể (enacident
form).
Câu 15. Tại sao căn nguyên cứu cánh là căn nguyên của mọi
căn nguyên, hãy cho ví dụ?
-Căn nguyên cứu cánh là
những nguyên lý đầu tiên và phổ quát nhất của thực tại. Căn nguyên cứu cánh
khác biệt với những căn nguyên gần. Ví dụ Thiên Chúa là căn nguyên tối hậu của
mọi sự, nên hiển nhiên Ngài cũng là căn nguyên của mọi căn nguyên.
Câu 16. Căn nguyên đệ nhất và căn nguyên đệ nhị là gì và
chúng hoạt động ra sao trong một trường hợp cụ thể?
- Căn nguyên đệ nhất chính là nguyên lý sơ khởi mà nhờ nó
các hữu thể thụ tạo có được hiện thế, và mở rộng hết mức những gì chúng thể hiện.
Căn nguyên đệ nhị có nghĩa là những gì phụ thuộc vào căn nguyên đệ nhất, ví dụ
như các thụ tạo là phản ảnh cho hiện thế vô biên của Căn Nguyên Đệ Nhất là
chính Thiên Chúa, bởi vì Thiên Chúa như là Căn Nguyên Đệ Nhất và Hoàn Bị Tuyệt
Đối.
Câu 17. Nơi triết kinh viện có ý tưởng nào gần giống với
khái niệm vật tự thân của Kant hay không?
-Triết kinh viện là một trường phái triết học tại châu Âu thời
Trung Cổ dựa trên phương pháp phân tích. Nó nhấn mạnh về lý luận biện chứng để
mở rộng kiến thức bằng cách suy luận và giải quyết mâu thuẫn tư tưởng. Đây là
điều gần giống với vật tự thân của Kant khi bàn về Thượng đế, Tự do và linh hồn
bất tử.
Câu 18. Hình thế (form) là gì? Tại sao nó ưu tiên hơn chất
liệu?
-Hình thế (form=forma: dạng/hình thái, hình thức, thể thức, mô thức tùy thể:
forma accidentalis; mô thức bản thể: forma substantialis): yếu tố quyết định
làm thành bản tính của một vật. Vd: hồn là mô thể làm cho bản tính người khác với
bản tính thú vật.
-Hình
thế ưu tiên hơn chất liệu vì nó ám chỉ hình thái xác định cho “chất thể” (matter), là
yếu tố quyết định làm thành bản tính của một vật. Cả mô thể lẫn chất thể làm
nên “bản thể” (substance). Nơi con người, thân xác là chất thể và linh hồn là
mô thể. Ví dụ: Trong thần học, có sự phân biệt “mô thể và chất thể” vào việc
trình bày những yếu tố cấu thành bí tích. Chất thể là chất liệu tự nhiên (bánh
lễ, rượu nho, nước trong BTTT), còn “mô thể’ là Lời Chúa thông ban ơn thánh, biến
bánh, rượu thành bản thể Chúa Ki-tô.
Câu 19. Sau khi khi đã học siêu hình học, hãy cho một định
nghĩa diễn tả cách hiểu về siêu hình học.
Siêu hình học như là bộ môn nghiên cứu về gốc rễ, căn nguyên
của vấn đề. Ví dụ dễ hiểu là ta đi đào móng một ngôi nhà, một gốc cây để hiểu
rõ căn cơ ngọn nguồn của cái cây, của ngôi nhà. Cái móng bị ẩn khuất, gốc cây nằm
dưới lòng đất, đào bới hết lên để hiểu rõ ngọn nguồn.
-Siêu hình học có thể xem là nghiên cứu sâu hơn cái ‘ở bên
kia’, cái ‘vượt lên trên’ cái hữu hình, khả giác của con người.
Câu 20. Siêu hình học cổ điển như đã học chỉ là một trong
nhiều cách tiếp cận siêu hình học, vì mỗi triết gia, cách riêng các triết gia cận
hiện đại và hiện đại đều có một siêu hình học của riêng mình, và cũng đóng góp
nhiều cho siêu hình học nói chung. Thế nhưng tại sao Giáo Hội Công giáo nhất
quyết vẫn coi trọng (hay ít là không bỏ qua hay coi nhẹ) bộ môn siêu hình học cổ
điển?
-Giáo Hội Công giáo nhất quyết vẫn coi trọng bộ môn siêu
hình học cổ điển vì:
- Nền tảng của suy tư thần học, những cái vượt quá suy lý,
khả tri, khả niệm và khả giác của con người. Ví dụ khi nói về các mầu nhiệm Ba
Ngôi…
- Triết học siêu hình cung cấp những thuật ngữ chuyên biệt
mà nhờ đó Giáo Hội diễn tả về Thiên Chúa và bản tính, bản chất của Ngài.
- Nói chung, nhờ Triết học siêu hình mà Thần học CÔng giáo
được phát triển hơn.
0 Comments:
Không cho phép có nhận xét mới.