Tổng số lượt xem trang

4,503

Thứ Ba, 28 tháng 3, 2023

CHÚT SUY TƯ VỀ “COGITO” CỦA TRỊNH CÔNG SƠN

 CHÚT SUY TƯ VỀ “COGITO” CỦA TRỊNH CÔNG SƠN



Khi nói về hạn từ “Cogito”, có lẽ nhiều người sẽ liên tưởng đến thuật ngữ nổi tiếng của triết gia René Descartes “Cogito, ergo sum ” (I think, therefore I am, tôi suy tư nên tôi hiện hữu). Thế nhưng, khái niệm “Cogito” đã được nhiều vị triết gia trước đó đề cập với nhiều chiều kích khác nhau, cụ thể là:

- Với thánh Augustinô, có lẽ “Cogito” của ngài trong tác phẩm De Vera Rilifino là “đừng đi ra xa, nhưng hãy trở về với lòng mình”. Thật vậy, thánh nhân đã khám phá ra chính Thiên Chúa đang ngự trị trong lòng ngài, thế mà ngài cứ tìm kiếm Thiên Chúa ở bên ngoài. Trong tác phẩm Tự Thú (Confessio), ngài đã thốt lên rằng: “Thiên Chúa ở trong tôi còn hơi tôi ở trong tôi nữa”, vì thế hãy trở về với lòng mình để ‘TÌM’ và ‘GẶP’ Thiên Chúa, Thiên Chúa của một tương quan tình yêu. Nếu không đi vào “Cogito” của cõi lòng mình, thì khó lòng mà gặp được Thiên Chúa. Do đó, có thể nói “Cogito” của thánh Augustinô mang đậm chất THẦN BÍ.

- Với triết gia Socrates, ta có thể hiểu “Cogito” của ông được thể hiện qua câu nói nổi tiếng “Hãy tự biết mình” và “điều tôi biết chắc chắn nhất là tôi không biết gì”. “Cogito” của Socrates mang chiều kích nhận thức về chính mình, nhận thức ở đây có nghĩa là phản tư liên tục về bản thân trong thực tại đời sống hằng ngày. Vì thế ông mới kết luận rằng “Cuộc sống mà không có nhận thức (được kiểm chứng) thì không đáng sống”. Có lẽ “Cogito” của Socrates đậm chất CHÍNH TRỊ VÀ TỰ TRỊ nhiều hơn.

- Với René Descartes, “Cogito” nghĩa là đi trở về với chính cõi lòng mình, tìm gặp chính mình rồi từ đó mới gặp được Thiên Chúa. Nhưng để tìm gặp “Cogito” của chính mình, René Descartes đã hoài nghi triệt để, nghĩa là ông nghi ngờ tất cả mọi sự chỉ trừ một điều đó là “tôi đang hiện hữu”. Có lẽ, “Cogito” của René Descartes mang đậm chất SIÊU HÌNH (Metaphysic).

- Với Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, “Cogito” của ông có lẽ mang tính hiện sinh về chính thực tại bên trong và bên ngoài của một hữu thể nhân linh. Ông cho rằng: “Khi bạn hát một bản tình ca là bạn đang muốn hát về cuộc tình của mình. Hãy hát đi đừng e ngại. Dù hạnh phúc hay dở dang thì cuộc tình ấy cũng là một phần máu thịt của bạn rồi.” “Cogito” của nhạc sĩ có lẽ là một thực tại duy nhất trong đời sống giữa nội và ngoại tại, khi ông viết “tôi là em và em cũng là tôi” (Cái bên ngoài của ta như cảm xúc vui buồn, mừng, giận, yêu thương… thì đó cũng chính là tôi ở bên trong nhưng được thể hiện ra bên ngoài). Trong ca khúc Một Cõi Đi Về, có khi nào tác giả nhắc chúng ta hãy nhớ đến thân phận cát bụi mà ta đá hóa thân, rồi lại trở về cát bụi chăng? (bài hát Cát Bụi). Nhưng, có lẽ cố nhạc sĩ gợi nhắc đến chúng ta một cuộc trở về với “Cogito” của cõi lòng mình, sau bao năm miệt mài ra đi, loanh quanh cho đời mỏi mệt… với hai vầng nhật nguyệt “Rọi suốt trăm năm một cõi đi về… và thấy trong ta hiện bóng con người…” Thật vậy, nếu không trở lại với chính lòng mình thì khó lòng mà thấy “trong ta hiện bóng con người…”. 

Minh Đức S.J.


Related Posts:

  • Đôi dòng tâm sự tuổi 30🎂 𝕭ướ𝖈 𝕼𝖚𝖆 𝕿𝖚ổ𝖎 𝟛𝟘 🎂-------------1994-17/05-2024----------------✍️ Sinh nhật hôm nay cũng là ngày con đã bảo vệ xong luận văn ra trường triết học, với đề tài: “𝑆𝑜 𝑆𝑎́𝑛ℎ 𝑇𝑟𝑖𝑒̂́𝑡 𝐿𝑦́ 𝐺𝑖𝑎́𝑜 𝐷𝑢̣𝑐 𝐶… Read More
  • CỐT TUỶ CỦA VIỆC HỌC & HÀNH TRIẾT CỐT TUỶ CỦA VIỆC HỌC & HÀNH TRIẾT——————A.M.D.G——————Có lần cha chia sẻ với anh em chúng tôi rằng: Cốt yếu của việc học và hành triết trong đời sống thường nhật, có lẽ đó là việc phân biệt và chọn lựa những gì “chính… Read More
  • Một Vài Góc Nhìn Về Việc Phá Thai“Người ta được phép phá thai trong trường hợp bị hãm hiếp hay sử dụng biện pháp ngừa thai thất bại” (đó là lập luận của nữ triết gia người Mỹ, Judith Jarvis Thomson). Đồng ý rằng người mẹ có quyền quyết định những gì xảy ra t… Read More
  • Hiểu hơn về câu nói "tha nhân là địa ngục của" Jean Paul SartreJ.P. Sartre là triết gia hiện sinh người Pháp, khởi đi từ những ưu tư, trăn trở về tương quan chân thực với tha nhân, Sartre đã đề ra những lý thuyết của mình. Tuy nhiên, có lẽ tư tưởng của ông khá độc đáo nhưng dường như có … Read More
  • Thiên chúa có tồn tại không? Thiên chúa có tồn tại không?Tinh trả lời: - Câu trả lời của câu hỏi này thường lệ thuộc vào việc chúng ta quan niệm gì về Thiên Chúa và thế nào là "tồn tại". Các câu trả lời khác nhau có thể không mâu thuẫn nhau, n… Read More

0 Comments: