LINH ĐẠO
Từ “linh đạo” được phát xuất
sau khi Hội Thánh Công Giáo được thiết lập, nó phát khởi từ khi người ta tìm
thấy con đường giúp nên thiện toàn, hoàn hảo trong việc kết hiệp với Thiên Chúa.
2. Linh đạo có nghĩa là gì?
Có rất nhiều định nghĩa về
“linh đạo”, có người cho rằng: “Linh” là linh thiêng, “Đạo” là đường, linh đạo
là con đường thiêng liêng, nhờ con đường linh thiêng này, con người dễ dàng gặp
gỡ Thiên Chúa. Đó có vẻ là định nghĩa đơn giản và dễ hiểu nhất. Theo sách giáo
lý YOUCAT, các bạn trẻ được dạy để hiểu về linh đạo như: “là những lối sống đạo
đức trong Hội Thánh, được phát triển bằng nhiều cách, xuất phát từ những thực
hành trong đời sống các vị thánh được Chúa Thánh Thần linh hứng. Vì thế ngày
nay người ta thường nói đến linh đạo Biển Đức, linh đạo Phanxico hay Đaminh”
(số 497).
Xét về chiều kích tôn giáo, cách chung mà
nói: Linh đạo là: một cách thức để tìm
gặp Chúa, tìm Thánh Ý Thiên Chúa; là một lối sống để nên thánh; là một đường lối đi theo Đức Giê-su;là một kinh nghiệm về Thiên
Chúa của một
người hoặc một nhóm người, kinh nghiệm ấy giúp họ cảm nhận Thiên Chúa, đụng
chạm, để chọn lựa lối sống của Thiên Chúa, và để sống thân tình với Ngài. Thật
vậy, linh đạo là một trong những cách thức biểu lộ hoặc diễn tả kinh nghiệm gặp
gỡ, tìm biết và thực thi Thánh Ý Chúa, nhằm làm đẹp lòng một mình Người (x. Hiến
Pháp Dòng Tên số 288).
3. Ý nghĩa của linh đạo biến
chuyển theo lịch sử như thế nào?
Những thế kỷ sau Đức Kitô,
nhiều Kitô hữu sống sự bỏ mình, cầu nguyện, ăn chay và độc thân theo gương Chúa
Giêsu. Hầu hết họ sống như thế trong thành phố của mình, ở giữa gia đình mình.
Tuy nhiên, đến đầu thế kỉ thứ tư, nhiều người nam và nữ ở Phương Đông đã rời
khỏi thế gian và để sống sự bỏ mình trong sa mạc. Cuối thế kỉ thứ tư, hàng ngàn
tu sĩ nam nữ đã sống trong những hoang mạc trong nội địa Ai Cập, cũng như những
vùng hẻo lánh của Syria và Palestine. Một vài người sống như những đan sĩ
(cenobits - những người sống với nhau thành cộng đoàn), nhưng nhiều người khác
đã sống đời cô độc. Tất cả các phong trào đan tu tiếp sau đều bắt nguồn từ cuộc
“chạy chốn” đầu tiên này đến sa mạc Ai Cập, và “lối sống đan tu ở Phương Đông”
đã tác động lâu dài đến sự phát triển của linh đạo.
Một nhãn quan chung, có nhiều
nên linh đạo nổi tiếng trong Giáo Hội cho đến ngày nay như: Linh đạo thánh Augustino (354-430), linh đạo
Biển Đức (480-550), linh đạo Xi-tô (thánh Benado Clecvo 1090-1153); linh đạo Đa
Minh (thánh Đaminh 1170-1221); linh đạo Phan Sinh (thánh Phanxico Assisi
1182-1226); linh đạo Carmelo (linh đạo Cát Minh: thánh Teresa Avila 1515-1591;
thánh Gioan Thánh Giá (1542-1591); linh đạo I-nhã (1491-1556); Linh đạo
Salesien (thánh Gioan Bosco 1815-1888); gần đây nhất có nền linh đạo Con Đường Thơ
Ấu Thiêng Liêng của thánh nữ Têrêsa Hài Đồng Giêsu (1873).
Xét theo thần học linh đạo[1],
linh đạo có lịch sử riêng của nó khi xét về khía cạnh thời gian như:
-
Linh đạo
tiên khởi, gồm thời Chúa Giêsu, các thánh Tông đồ và các thánh phụ (TK I-VII).
-
Linh đạo
thời Trung Cổ (VIII-XV)
-
Linh đạo thời cận đại (XVI-XVIII)
-
Linh đạo
thời hiện đại (XIX-XX)
4. Nó muốn diễn tả điều gì?
Có thể diễn tả linh đạo qua hình ảnh một cây
ăn trái tượng trưng cho một con người:
- Hoa trái là phần nhìn thấy được: học vấn,
thành quả tông đồ,…
- Linh đạo là phần rễ cây không nhìn thấy,
bao gồm: cầu nguyện, khó nghèo, khiết tịnh, vâng phục, cung cách hành xử,… Linh
đạo nếu xét như động lực sống thì còn có thể bao gồm gia đình, con cái,…
- Hoa trái của cây phụ thuộc vào bộ rễ là
linh đạo được chọn để sống. Nếu một người (tu sĩ) không bắt rễ trong cầu
nguyện, đời sống nhân đức mà chỉ dựa vào tài năng như học vấn thì vẫn sinh hoa
trái về mặt học vấn nhưng hoa trái ít ỏi, còi cọc.
- Linh đạo cũng cần “ăn,” đó là hút chất
dinh dưỡng từ đất, từ nơi Thiên Chúa. Cần thiết phải liên hệ, gắn bó với Thiên
Chúa để có sức sống sinh hoa trái. Vậy linh đạo là cách nhận lãnh mọi sự từ nơi
Thiên Chúa. Mỗi nền linh đạo có thể có chung ‘rễ cây’ – theo nghĩa những hoạt
động đều nhắm đến việc tiếp xúc với Thiên Chúa; tuy nhiên, cách thức ‘rễ cây –
linh đạo’ (spiritual) cuộn lấy nhau, hút sự sống từ đất – cách thức thực hành
những hoạt động nền tảng, thì khác nhau và tạo nên những ‘thân cây – con đường’
(the way) khác nhau; cũng từ đó, sinh ra những “hoa trái – việc phục vụ, hành
xử” (fruits) khác nhau. Nhưng dù sao đi
nữa, cũng phải thừa nhận mọi nền linh đạo đều phải có bộ rễ bám sâu vào Thiên
Chúa là nền tảng vững vàng, là nguồn sống sung mãn tạo nên hoa trái dồi dào.
PHẦN 1: MỘT VÀI VẤN ĐỀ BAN ĐẦU
1. Vấn đề “Thiên Chúa”.
Với
các nhà vô thần chính cống, họ thừa nhận là không có Thiên Chúa nào hết, số
khác lại cho rằng có Thiên Chúa nhưng Ngài đã chết rồi; Đối với những người
theo chủ nghĩa duy vật, họ xác nhận mọi sự đều từ vật chất mà ra. Đối với những
người theo chủ nghĩa duy tâm, họ tin rằng con người có khởi nguyên có kết thúc,
và vạn vật cũng thế, bên cạnh đó nhiều người còn tin vào luât nhân quả, kiếp
luân hồi, kiếp vô thường, vô vi…số khác lại tin vào sự sống đời sau, đời đời…nhiều
người tin thờ vào các thần trời, thần núi, thần rừng, biển… có những người
không biết tin vào ai liền đưa vị lãnh tụ của mình lên để thờ kính cầu xin…Vậy
xem ra trên khắp vũ trụ này qua mọi thời, mọi nơi có nhiều vị thần vậy sao? Có
ai là vị chúa chung không? Đâu là vị chúa đích thực? đâu là sự thật, là chân lý
tối cao? Tôn giáo nào là chân chính, đích thực? đó là những câu hỏi hiện sinh
muôn thủa cho con người.
Vấn
đề được đặt ra trong bài viết này được xoay quanh về “Thiên Chúa”, Thiên Chúa
là gì? Có thật là có Thiên Chúa không? hay chỉ là một sự tưởng tượng, một giai
thoại huyền bí, ảo nhiệm được con người thêu dệt nên chăng ? chúng ta cùng tìm
hiểu dưới đây.
-
Thiên Chúa là gì?
Trước
hết, ta phải nhìn nhận Thiên Chúa là một Đấng, mà theo Kinh Tin Kính của Hội
Thánh Công Giáo: “Thiên Chúa là Cha Toàn Năng là Đấng tạo thành trời đất, cùng
muôn vật hữu hình và vô hình”. Vậy suy ra, Thiên Chúa là chủ vũ hoàn, là khởi
đầu của căn nguyên vạn vật. Vậy vấn đề được đặt ra là có Thiên Chúa thật hay
không?
-
Có thật là có một Thiên Chúa không?
Theo
quan điểm của Augustino, Thiên Chúa không phải đối tượng của tri giác trực
tiếp; nhưng lý trí có thể thấy Thiên Chúa qua những việc Ngài làm, đặc biệt qua
những nâc thang, là những chứng lý về sư hiện hữu của Thiên Chúa.
Đối
với Augustino, có hai chứng lý giúp ta cảm nghiệm được Thiên Chúa đang hiện hữu
cũng như đang làm việc ở mọi loài thụ tạo: chứng lý thứ
nhất, về vũ trụ: ông
nhận thấy công cuộc tạo dựng của Thiên Chúa cũng biểu thị sự hiện hữu của Thiên
Chúa. Cái vô hình lại lĩnh hội được từ tạo vật hữu hình: vạn vật, trời đất, mặt
trời và mặt trăng cùng muôn nghìn tinh tú đều là những “vết tích của Thiên
Chúa”; chứng lý thứ hai, linh hồn con người: người ta có thể cảm nghiệm được
Thiên Chúa trong những hành vi suy tư, ước muốn hay trong những chân lý vĩnh
hằng; ngay trong chính con người bất toàn đã có tiềm ẩn một cái gì siêu việt;
trong con người tương đối có tiềm ẩn lòng khao khát tuyệt đối.[2]
Ngoài ra, ông còn đề cập tới thế giới vật thể. Trong phần này, ông nói về chuyển
động (biến dịch) tuân theo hai nguyên lý: thụ động và chủ động. Đặc biệt, trong
phần nguyên lý chủ động, ông nói đến một thứ “tiến hóa luận” của công cuộc sáng
tạo, khởi nguyên thủy dưới dạng thức “Những nguyên lý mầm giống” (rationes
seminales) được Thiên Chúa gieo sẵn trong lòng vũ trụ vật thể.
Bên
cạnh đó, chúng ta còn có những lý do để chúng ta tin Thiên Chúa thực sự hiện
hữu:
1.
Tính phức tạp trong cấu trúc
con người thể lý như: Não bộ. Đôi mắt. Mã DNA cho biết và lập trình cách
xử sự của tế bào.
2.
Chúng ta truy nguồn về biến
cố lịch sử Chúa Giêsu Kitô đã sống và chết thời quan Phongxio Philato. Tại sao
là Chúa Giêsu ? Nhìn vào các tôn giáo lớn trên thế giới, ta thấy có Phật Thích
Ca, Muhammad, Khổng Tử và Môsê là các thầy dạy hoặc tiên tri. Không ai trong họ
tuyên bố ngang hàng với Thiên Chúa. Nhưng lạ thay, Chúa Giêsu đã tuyên bố vậy.
Đó là điều làm Chúa Giêsu khác với những người khác. Ngài nói rằng: Ngài là Thiên
Chúa hiện hữu (x. Ga 8,24.28.58). Ngài nói: “Tôi là ánh sáng thế gian, ai theo tôi sẽ không đi trong tối tăm, nhưng
sẽ có ánh sáng sự sống” (Ga 8,12 ). Ngài tuyên bố quyền hành chỉ thuộc về
Thiên Chúa: Có thể tha tội và giải thoát người ta khỏi tội, cho người ta sự
sống dồi dào và sự sống đới đời trên trời. Không như các thầy dạy khác làm người
ta chú ý tới lời dạy của họ, Chúa Giêsu cho biết chính Ngài. Ngài không nói:
“Hãy theo lời dạy của tôi thì sẽ tìm thấy chân lý” nhưng Ngài nói : “Tôi là đường, là sự thật và là sự sống,
không ai đến được với Cha mà không qua tôi” (Ga 14,16 ). Ngài làm những gì
người ta không thể làm. Ngài làm các phép lạ: chữa khỏi người mù, què, điếc,
thậm chí là cho 2 người chết sống lại. Ngài có quyền hành trên tất cả, biến ra
thực phẩm cho hơn 5.000 người ăn. Ngài đi trên nước, ra lệnh cho sóng gió yên lặng.
Chỗ nào cũng có người theo Ngài vì Ngài luôn thỏa mãn nhu cầu của họ và làm
những điều kỳ diệu. Ngài nói rằng nếu ta không muốn tin những gì Ngài nói thì
ít ra cũng nên tin Ngài vì các phép lạ mà ta thấy (Ga 14,11 ).
[1] Lịch sử Linh Đạo, Gm Alfred Ancel,
Lm Jean Gautier, Lm Nguyễn Hữu Tấn, Lm Trần văn Bằng, Sư Huynh Phan văn Chức,
Tiểu đệ Hoàng Yên.
[2] Nguyễn Trọng Viễn, O.P, Lịch Sử Triết Học, tập II Thời Trung Cổ, P. 50-51.
0 Comments:
Không cho phép có nhận xét mới.