HIỂU VỀ MỘT SỐ THUẬT NGỮ TRIẾT HỌC: MÔ THỂ, MÔ THỨC, BẢN THỂ, BẢN TÍNH, YẾU TÍNH, TUỲ THỂ, CHẤT THỂ, HIỆN THỂ, HỮU THỂ, TIỀM THỂ
1. Mô thể=mô thức (form=forma: dạng/hình thái, hình thức, thể thức, mô thức tùy thể: forma accidentalis; mô thức bản thể: forma substantialis): yếu tố quyết định làm thành bản tính của một vật. Vd: hồn là mô thể làm cho bản tính người khác với bản tính thú vật. Trong triết học, “mô thể” ám chỉ hình thái xác định cho “chất thể” (matter), là yếu tố quyết định làm thành bản tính của một vật. Cả mô thể lẫn chất thể làm nên “bản thể” (substance). Nơi con người, thân xác là chất thể và linh hồn là mô thể. Trong thần học, có sự phân biệt “mô thể và chất thể” vào việc trình bày những yếu tố cấu thành bí tích. Chất thể là chất liệu tự nhiên (bánh lễ, rượu nho, nước trong BTTT), còn “mô thể’ là Lời Chúa thông ban ơn thánh, biến bánh, rượu thành bản thể Chúa Ki-tô.
2. Bản thể (ousia=substance: bản thể, bản chất, thực thể, thực chất). Substance là bản thể, là cái đứng dưới. Trong triết học, bản thể là hữu thể căn bản không thay đổi, làm nền tảng nâng đỡ những tùy thể hay thay đổi. Hữu thể này được duy trì trong quá trình biến đổi. “bản thể” ngược với “tùy thể” (accident). Bản thể có thể hiểu là chất thể làm nên một vật, vd: bản thể của gỗ là cái làm cho gỗ là gỗ. Trong thần học, đôi khi “bản thể” (substantia) đồng nghĩa với “bản tính” (essentia). Chúa Con đồng bản thể với Chúa Cha, Hội THánh dùng chữ “consubstantialis” (GLHTCG 252). Trong triết học, bản thể đi liền với nhiều ngữ nghĩa khác nhau, vd: Bản thể nguyên lý (principe de substance) là nguyên lý diễn xuất do nguyên lý túc lý, hiện tượng của một cái gì : trắng, phải có cái gì đi kèm với nó (bản thể) trắng của cái gì? Vd: tuyết trắng, da trắng… Buồn phải có ai đó (bản thể) buồn…; Bản thể đệ nhất (substance premiẻre), Aristotle dùng từ này để chỉ cá thể hay cá nhân nào đó, người ta có thể gán cho nó nhiều thuộc từ, trong lúc nó không là thuộc từ đối với chủ ngữ nào cả. Vd: tôi quyết định một công việc: cái bàn nào đó bằng gỗ, chứ không phải nói trông không vậy. Cái bàn nào đó là bản thể đệ nhất. Nói chết, là phải hiểu ai đó chết, chứ không phải người (nói trống không) chết. Người ta gọi trừu tượng, là bản thể theo nghĩa loại suy. Bản thể Thiên Chúa (Substance divine) tính chất sâu thẳm của Thiên Chúa. Theo triết học kinh viện, bản thể Thiên Chúa là Tự Hữu, tự có, không bắt nguồn từ đâu, không lệ thuộc vào vật nào khác ngoại trừ chính Ngài. Bản thể Thuyết (Substantialisme, substantialiste) thuyết triết học chủ trương các vật trong đó có tinh thần con người, chỉ là những bản thể thuần túy mà thôi, chứ không pha trộn với tùy thể. Bản thể thuyết cổ điển (Substantialisme), thuyết của Aristotle và kinh viện chủ trương các vật và tinh thần con người không phải chỉ là những nhóm hiện tượng thay đổi mà còn là những gì thường xuyên. Bản thể là nền đỡ nâng các hiện tượng. Bản thể tính (Substantalité), tính cách bản thể, vd: Hồn và xác nơi con người, đều có bản thể tính, nghĩa là cả hai đều là yếu tốt cấu thành bản thể duy nhất nơi con người. Người khong chỉ là hồn hay chỉ là xác mà là một tinh thần nhập thể. Bản thể trực quan (Wesenchaung). Danh từ triết học do người Đức đặt ra, để chỉ việc ta có thể trực giác được bản thể của sự vật, ngược lại chủ trương của Kant, theo đó, ta không biết được bản thể (vật tự thân) mà chỉ biết được hiện tượng. Aristotle phân biệt Bản thể thứ yếu và chính yếu. Bản thể sơ yếu tồn tại độc lập: vd: bản thể của 1 điều gì đó, chó gà vịt. Tóm lại, Bản thể (substance) là CHỦ THỂ nền cáng đáng các phụ thể: (thể gốc khác vs thể ngọn), chính thể và phụ thể. Chủ nhà ở đó, khác đến rồi đi.
3. Bản tính (Nature) là bản thể của vật, nhưng xét theo nghĩa là nguồn gốc của hoạt động đặc sắc của vật nào đó. Vd: bản tính của con người là vừa biết suy luận (có lý trí) vừa biết cảm giác (vì có giác quan).Trong thần học, Giáo Hội khẳng định Chúa Giê-su có 2 Nature/natural: bản tính, bản chất (physis). Bản chất (nature) giống với yếu tính. vd: Muối có yếu tính muối, bản chất muối. Bản chất đi với hiện tượng. (bản chất-hiện tượng: bên trong ko thay đổi, bên ngoài có thể thay đổi; bản thể-phụ thể).
4. Yếu tính (essence, do động từ esse: là mà ra): yếu tính là đặc trưng vững bền tạo nên căn tính của một người hay của một vật. “essence: cái mà làm cho một thứ trở nên chính nó” khác với “accident: tùy thể là cái có dựa trên bản thể và có thể thay đổi”. Trong thần học, thánh Thomas Aquinas phân biệt ‘essence và existance’ yếu tính và hiện hữu, khác biệt giữa Thiên Chúa và thụ tạo. Nơi Thiên Chúa, bản tính của Ngài là chính sự Tự Hữu, nơi thụ tạo được hiện hữu nhờ Ngài ban cho. Thiên Chúa hiện hữu do yếu tính vì yếu tính của Thiên Chúa là tự hữu, yếu tính là cái làm cho Thiên Chúa là Chính Thiên Chúa, mà bản chất của Thiên Chúa là tự hữu. Yếu tính là tên gọi, định nghĩa về sự vật, làm cho hữu thể chung chung thành một sự vật cụ thể. Theo Aristotle, Plato: yếu tính là cái Form, eidos. vd: Cái bàn khác cái ghế, đều có bản chất là gỗ, nhưng tỉ lệ, diện tích, kết cấu…form, yếu tính khác nhau. Với Plato, Thế giới này là hình bóng, eidos thiện bao trùm mọi thứ, chân thực. Trổi vượt hơn cả là Chân Thiện, là Eidos Tối Cao của mọi Eidos, là Thực Tại của mọi thực tại khác thế giới bòng bong của Heraclitus. Theo Plato, điều gì vĩnh cửu mới có thật, điều gì thay đổi chỉ là vẻ ngoài; điều vĩnh hằng thì trổi vượt hơn điều thay đổi. Eidos – thực tại đích thực. Plato viết: “Có một Eidos bất biến, không sinh không diệt, điều không nhận vào nó bất cứ thứ gì khác từ bất kỳ đâu, hoặc chính nó không đi vào bất kỳ cái gì ở bất kỳ đâu, vô hiển và bất khả cảm thấu. eidos mẹ nguyên nhân của mọi nguyên nhân. Eidos là chân thiện mỹ. Vd: Khởi đầu là các hữu thể giống nhau, sau gán yếu tính vào nó sẽ là bản thể và phụ thể. Có 1 loại yếu tính làm hữu thể thành phụ thể hoặc bản thể. Con người như nhau, yếu tính gán vào làm con người ra quỷ hoặc ra thánh. Yếu tính đôi khi được dùng tương đương như là bản thể. Bản thể là cách thức hiện hữu mang tính lập hữu. Nhưng, yếu tính và bản thể ko đồng nghĩa với nhau, dù có liên quan đến một thực tại. Yếu tính làm cho hữu thể trở nên vật cụ thể hơn, là chính nó hơn. Thiên Chúa có một yếu tính với nhiều phương diện: tình yêu, hiện hữu. Yếu tính của con người là Lý Trí, tự nhận thức và phát triển đến mức tự nhận thức, nó là tinh thần, (ra khỏi chính nó, nhận thức và về lại chính nó). Nơi các sự vật nào cũng có sự hiện hữu, nên gọi là Hữu thể. Để phân biệt hữu thể này với HT kia thì cần đến yếu tính. yếu tính cũng chính là mô thể, mô thể là hình thế là hình tượng, linh tượng, form, eidos, hình dáng…làm cái này là chính nó. Các sự vật phân biệt nhau nhờ yếu tính.
5. Tùy thể: accident: tùy thể là cái có dựa trên bản thể và có thể thay đổi. Vd: tùy thể nơi con chó là màu lông, cân nặng…
6. Chất thể (material) là danh từ chuyên môn của phái kinh viện, chỉ yếu tố bất định nơi vật chất, vd: gỗ là chất thể của cái bàn, giường, tủ… khi đó, cái bàn, cái ghế, tủ là mô thể. Chất thể có nhiều loại: chất thể đệ nhất (cái siêu hình phải được lĩnh hội bằng lý trí), chất thể đệ nhị (vật chất hữu hình, không siêu hình và nó là đối tượng của giác quan, chỉ chính vật chất từ cái này đã thành cái kia rồi). Chất thể hữu hình cũng là chất thể đệ nhị.
7. Hiện thể (acte): Aristotle chỉ tình trạng của một vật nào đó đã được thi thố rồi, chứ không còn ở trong tình trạng tiềm thể (potential), vd: Khúc gỗ mộc mạc trở nên pho tựng, người ta nói gỗ thành tượng là từ tiềm thể thành hiện thể. Sự hoàn hảo nơi Thiên Chúa là hiện thể chứ không phải là tiềm thể. Hiện thể (hình thế đã hiện hữu) ngược với tiềm thể. Hiện thế là cái có bao gồm mọi hoàn bị (hoàn bị là trang thiết bị cho cái này cái kia, mỗi hoàn bị đều có hữu thể, mỗi hữu thể đều có hiện hữu. Mà đặc tính của hiện hữu là hiện thể, esse). Chúa nằm trong hiện hữu và là hiện hữu.
8. Hữu thể (etre) là cái có, Hữu là có, thể là tiếp vị ngữ với nhiều nghĩa khác nhau. Ở đây, chữ hữu mới quan trọng và chữ thể chỉ một vật nào đó. Hữu thể là cái gì trừu tượng nhất áp dụng cho bất cứ cái gì có, bất cứ trong thời gian, không gian nào, bất cứ hình thức nào (lượng hay phẩm), có bất cứ trong thế giới nào (như bản thể hay tùy thể vậy). Vd: Hữu thể= being, thing= mọi sự có, tình yêu, sự giận ghét… Mọi sự đều là hữu thể và HT có yếu tính tồn tại độc lập là lập thể, bản thể, có khi yếu tính tạo nên phụ thể. Hiện hữu của bản thể theo nghĩa chăt và phụ thể theo nghĩa ko chặt, nhưng cả 2 đều là bản thể. ESSE: HIỆN THẾ TỐI HẬU CỦA MỘT HỮU THỂ. Hữu thể là nền của phụ thể (màu sắc là phụ thể bám vào lượng, phụ thể lượng bám vào nền bản thể, Bản thể có nền tối hậu là hiện hữu), bản thể= yếu tính+yếu tính.
9. Siêu hình =Metaphysic: nghiên cứu gốc rễ, ngọn nguồn vấn đề.
10. GIỐNG: lớn hơn loại (genus) khác với LOẠI: loại người, loài chó…spesis
11. Loại suy: (analogy) Vì quá đa biệt và phong phú trong nội dung, nên khái niệm “ens” (hữu thể) loại suy, có nghĩa là nó được gán cho mọi sự vật theo một ý nghĩa, phần thì như nhau phần thì khác nhau. vd: ruồi đậu mâm sôi đậu (đậu khác nghĩa). Hữu thể là khái niệm Loại suy vì nó có 1 phần giống nhau và khác nhau (đồng nghĩa và dị nghĩa. ngô và bắp) giống là đều hiện hữu, khác là hiện hữu khác nhau, đặc biệt khác với Hữu Thể Gốc. Loại suy: 2 vòng tròn giao nhau, có điểm chung.
12. Mâu thuẫn ở đây được hiểu là trái ngược nhau: đen và không đen.
13. LẬP HỮU là hiện hữu độc lập, không nương nhờ cái gì khác. Màu sắc ko phải là lập hữu, vd: trắng của da, của tuyết…hoa cần nhờ đến cây. Các hình thế lập hữu là những cá thể tại thân. Bản thể là cái lập hữu, các hình thể bản thể và lập hữu (Subsistent=substand: bản thể, lập hữu) là như nhau.
14. HIỆN HỮU TỰ THÂN khác với Thiên Chúa tự hữu. HHTT là nó đc sinh ra và hiện hữu độc lập. Hữu tự thân khác với tự hữu: Động Cơ Đệ Nhất, mọi cái khác theo Aristotle sự vật hiện hữu với 4 nguyên nhân: vật chất… Hữu Tự Thân (Lập hữu (dành cho bản thể) khác với Tự Hữu của Thiên Chúa). Cá thể tại thân là tự nó đứng được, ko cần dựa vào cái khác.
15. HOÀN BỊ là perfect.
16. PHỤ THỂ là yếu tính gán vào bản thể làm nó nên phụ thể. Tại sao phụ thể ko vén mở bản thể? Bản thể và phụ thể là cái mà giác quan ta nắm bắt được. Nhà là cái che giấu nền móng. Nên phụ thể vén mở bản thể với những người nghiên cứu, quan tâm đến nó. Hiện tượng luận. Bản thể và phụ thể có tương tự với đặc tính sơ cấp (primary qualites) và và đặc tính thứ cấp (sencondary qualities) nơi sự vật? Tất cả là đống gỗ, nghệ nhân thổi form bàn vào và đống gỗ đó có yếu tính bàn, bản thể vẫn là gỗ. các phụ thể được cá thể hóa nhờ bản thể của chúng. vd: 1, 2,3 Phụ thể là từng bản thể. Cá thể áp dụng cho bản thể và phụ thể. Màu sác, trong lượng và kích thước đều là những thực tại đơn lẻ, vì màu sắc là màu sắc có 1, còn con chó thì có nhiều loại.
17. CHỦ THỂ là bao gồm tất cả nơi sự vật. Chủ thể người có bản thể và phụ thể người. Chủ thể là bao gồm phụ thể, bản thể và ko thể phân chia. Nơi 1 chủ thể, (cá thể cũng là phụ thể) nơi bản thể cho là cái cáng đáng mọi phụ thể chó, nó là chủ thể, những cái kia là khách đến và đi, chủ mới chính. phụ thể là khách thể. Hiểu theo 2 nghĩa đầy đủ nhất vì nó bao gồm cả bản thể và các phụ thể… Chủ thể hiện hữu độc lập là cái đứng dưới. HT trong ý nghĩa trọn vẹn.
18. HÌNH THẾ BẢN THỂ là form, là yếu tính. Cái nhập vào làm nó thành bản thể.
19. TÌNH THẦN THUẦN TÚY là nhận biết mà ko cần đối tượng cách ngay lập tức. Còn tinh thần con người có tinh thần tiệp tiến, cần biện chứng và phê bình…
20. HIỆN HỮU là nền tảng tối hậu, và tối hậu chính là cần chứng minh ít nhất có 2 cái nền mới tối hậu. vs: cái bàn hiện hữu là cần một nghệ nhân hiện hữu làm ra, nghệ nhân đó hiện hữu là nhờ một Đấng Tạo Hoá hiện hữu tạo ra… Nên hiện hữu bao gồm mọi hoàn bị. Vậy tại SAO ESSE LÀ HIỆN HỮU ESSE THEO NGHĨA ĐẦY ĐỦ NHẤt? vì con chó nó tiến triển từ tiềm năng chó ra con chó thật, hiện hữu với các hoàn bị, mà mỗi hoàn bị là hữu thể và có hiện thể. Hiện hữu cho không như người, mèo hiện hữu như chó và hiện hữu đó không đầy đủ. hỏi tại sao yếu tính và hiện hữu là 2 yếu tố không thể phân ly? vì trong thực tại có yếu tính và hiện hữu gằn liền với nhau. Vì nói thì phân biệt 2 yếu tố, nhưng thực tế thì chúng là 1 trong hữu thể.
21. BẢN CHẤT chỉ là 1, Suppositum có 3 yếu tố: hiện hữu, yếu tính và các phụ thể. Bản chất là khi yếu tính (cái làm cho bản thể, hữu thể trở thành chính nó) (yếu tính=bản thể=bản chất: như đàn bà, phụ nữ, con gái) thành thực hữu. Hoạt động là làm cho điều gì đó trở nên thực hữu.
22. PHÂN BIỆT DẤU CHỈ VÀ BIỂU TƯỢNG: Dấu chỉ dùng để chỉ cái gì đó. Biểu tượng là cái có phần chung để chỉ. Vd: biểu tượng nước Mỹ là con chim ó, bay cao xa…
23. THUỘC TỪ là từ thuộc về chủ từ: vd: tôi thì giỏi, giỏi thuộc về tôi.
24. HẠN TỪ (term: termination: giới hạn): từ ngữ đc dùng cách chính xác trong lĩnh vực cụ thể, thuật ngữ chuyên biệt.
25. CHÂN LÝ là phán đoán đúng về thực tại, nên thực tại là nền tảng và thước đo của Chân lý. Chân lý sự vật là sự thật nơi sự vật mà tương đương với Đấng Toàn Nằng phát biểu, một cách ko xê dịch. Có sự vật là Đấng Toàn Năng, Toàn Tri nhìn nó như nó là. nên nó là Chân Lý Hữu Thể luận. Chân lý có 2 loại: Hữu Thể luận Thiên Chúa nhìn như nó là, do sự vật phát ra chân lý, và Lý luận do con người suy luận, có đc. Nơi mỗi sự vật có một chân lý gọi là chân lý hữu thể luận. Trí năng con người hay của Chúa nhìn nhận một sự vật và có một phát biểu về sự vật ấy. Phát biểu của Chúa thì trùng khít, going y hệt, y chang với chính sự vật. VẬy các hạn từ động nhất, tương tự, tương đường không thích hợp, vì những hạn từ này chĩ nói lên mặt going nhua của một khía cạnh (bản chat, số lượng, phẩm tình thói) còn chân lý ở đây là sự ban trùm hết tất cả.
26. CHÂN-THIỆN-MỸ: Nền tảng của Chân Thiện Mỹ là sự hiện hữu, chứ ko phải khả năng tiếp nhận của con người. Chân Lý Hữu Thể Luận của nó là vẻ đẹp hệ tại ở sự hiện hữu của sự vật. Thật vậy, Trí năng con người nhìn vào sự thật có thể rút ra điều gì đó Chân Thiện Mỹ… khác vs con chó. Chính sự hiện hữu của sự vật làm nên cái Chân Thiện Mỹ.
27. NHÂN QUẢ: có 4 nguyên nhân, Nguyên nhân Tác Thành là quan trọng nhất. Vd: có chất liệu mà ko có người làm, làm xong rồi để đó, ai dùng cũng được, chất liệu cộng với mô thể. Chất liệu, hình thế, tác thành, sử dụng. Chất liệu đệ nhất & chất liệu đệ nhị là bản thể là căn nguyên của chất liệu. hình thế phụ thể (enacident form). Nơi căn nguyên tác thành có hiện thế biểu hiện, hoạt động được xem như căn nguyên tác thành. Tiềm năng là cái khiếm hụt, chưa hiện ra.
Biên soạn Minh Đức S.J.
0 Comments:
Không cho phép có nhận xét mới.