Tổng số lượt xem trang

Chủ Nhật, 20 tháng 8, 2023

Có Những Quy Tắc Đạo Đức Tuyệt Đối Không?

 Có Những Quy Tắc Đạo Đức Tuyệt Đối Không?



“Sao ta không cứ làm điều dữ đi, để nhờ đó mà được điều lành” Rm 3,8

9.1 Harry Truman và Elizabeth Anscombe

Harry S. Truman sẽ luôn được nhớ đến như người đã đưa ra quyết định thả hai quả bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki. Khi ông trở thành tổng thống năm 1945, sau cái chết của Franklin D. Roosevelt, Truman không biết gì về quả bom nguyên tử; Các cố vấn của Roosevelt phải cung cấp thêm thông tin cho ông. Họ nói rằng quân Đồng minh đang chiến thắng trong cuộc chiến ở Thái Bình Dương, nhưng phải trả bằng một cái giá quá đắt. Các kế hoạch đã được vạch ra cho cuộc xâm lược Nhật Bản, nhưng trận chiến đó sẽ còn đẫm máu hơn cuộc tấn công D-Day vào Normandy. Việc sử dụng bom nguyên tử vào một hoặc hai thành phố của Nhật Bản có thể khiến chiến tranh kết thúc nhanh chóng, mà không cần xâm lược.

Truman lúc đầu miễn cưỡng sử dụng vũ khí nhân. Vấn đề ở đây là mỗi quả bom sẽ phá hủy toàn bộ thành phố—không chỉ các mục tiêu quân sự, mà cả bệnh viện, trường học và nhà ở. Phụ nữ, trẻ em, người già và những người không tham chiến khác sẽ bị tiêu diệt cùng với quân nhân. Quân đồng minh đã ném bom các thành phố trước đó, nhưng Truman cảm thấy rằng vũ khí hạt nhân khiến vấn đề liên quan tới những người không tham chiến trở nên gay gắt hơn. Hơn nữa, đã có những ghi nhận cho rằng Hoa Kỳ đã lên án việc tấn công vào các mục tiêu dân sự. Năm 1939, trước khi Mỹ tham chiến, Tổng thống Roosevelt đã gửi một thông điệp tới chính phủ các nước Pháp, Đức, Ý, Ba Lan và Anh để lên án việc bắn phá các thành phố bằng những lời lẽ mạnh mẽ nhất. Ông đã gọi đó là một "sự man rợ vô nhân đạo"


Các vụ không chiến đánh bom một cách tàn nhẫn vào dân thường. . . đã dẫn đến thương tật và cái chết của hàng ngàn nam giới, phụ nữ và trẻ em là những người không có khả năng tự vệ, đã làm tan nát cõi lòng con người , và đã gây chấn động sâu sắc đến lương tâm của nhân loại. Nếu buộc phải dùng đến hình thức man rợ vô nhân đạo này trong thời kỳ xung đột bi đát mà thế giới hiện đang phải đối mặt, thì hàng trăm ngàn con người vô tội không gây ra cuộc chiến và thậm chí không tham gia dù là một cách gián tiếp vào các cuộc chiến giờ vỡ lẽ rằng họ sẽ mất mạng.

Truman cũng đã bày tỏ suy nghĩ tương tự khi quyết định cho phép thực hiện các vụ đánh bom. Anh ấy đã viết trong nhật ký của mình rằng “Tôi đã nói với Sec. of War, Mr. Stimson, thưa ông Stimson, để sử dụng vũ khí sao cho các mục tiêu quân sự, binh lính và thủy thủ là mục tiêu chứ không phải phụ nữ và trẻ em. . . . Mục tiêu chỉ là quân sự thuần túy.” Thật bế tắc để đưa ra giải pháp cho điều này, vì Truman biết rằng những quả bom sẽ phá hủy toàn bộ thành phố. Tuy nhiên, rõ ràng là ông lo lắng về vấn đề liên quan tới những người không tham chiến.

Rõ ràng là Truman đã chắc chắn về quyết định của mình. Winston Churchill, nhà lãnh đạo thời chiến của Vương quốc Anh, đã gặp Truman ngay trước khi hai quả bom được thả xuống, và sau đó ông viết: “Quyết định có sử dụng bom nguyên tử để buộc Nhật Bản đầu hàng hay không thậm chí còn chưa bao giờ được đặt thành vấn đề. Xung quanh bàn thảo luận họ đã đưa ra quyết định một cách máy móc mà không mảy may có chút nghi ngờ. Sau khi ký sắc lệnh cuối cùng, định đoạt số phận của Hiroshima, Truman đã nói rằng ông “đã có một giấc ngủ ngon”( slept like a baby).

Elizabeth Anscombe, qua đời năm 2001, là một sinh viên 20 tuổi tại Đại học Oxford khi Thế chiến II bắt đầu. Vào thời điểm đó, bà là đồng tác giả của một cuốn sách nhỏ gây tranh cãi với lập luận rằng nước Anh không nên tham chiến vì các quốc gia có chiến tranh chắc chắn sẽ chiến đấu bằng những biện pháp bất công. Như vẫn người ta vẫn biết, bất chấp cuộc hôn nhân kéo dài 59 năm và 7 đứa con, “Quý cô Anscombe,” sẽ tiếp tục trở thành một trong những triết gia lỗi lạc nhất thế kỷ 20, và là nữ triết gia vĩ đại nhất trong lịch sử.

Bà Anscombe cũng là một người Công giáo, và bà xem tôn giáo là trung tâm đời sống của mình. Quan điểm đạo đức của bà phản ánh giáo lý Công giáo truyền thống. Năm 1968, sau khi Giáo hoàng Phaolô VI phê chuẩn lệnh cấm tránh thai trong Giáo Hội, bà đã viết một cuốn sách nhỏ giải thích lý do tại sao biện pháp tránh thai nhân tạo là trái đạo đức. Cuối đời, bà bị bắt khi đang biểu tình bên ngoài một phòng khám phá thai ở Anh. Bà cũng chấp nhận lời dạy của Giáo Hội về cách ứng xử đạo đức trong chiến tranh, điều này đã gây ra xung đột giữa bà với Truman.

Harry Truman và Elizabeth Anscombe tình cờ gặp nhau vào năm 1956. Đại học Oxford dự định sẽ trao bằng danh dự cho Truman để cảm ơn sự giúp đỡ của Hoa Kỳ trong thời chiến, và những người đề xuất vinh dự này nghĩ rằng quyết định đó sẽ không gây tranh cãi. Nhưng Anscombe và hai giảng viên khác đã phản đối ý tưởng này. Mặc dù thua cuộc, nhưng họ buộc phải bỏ phiếu về những gì lẽ ra phải được thông qua con dấu. Sau đó, Anscombe quỳ bên ngoài hội trường và cầu nguyện, trong lúc bằng danh dự được trao cho ông Truman.


Anscombe đã viết một cuốn sách nhỏ khác, lần này giải thích rằng Truman là một kẻ sát nhân vì ông ta đã ra lệnh đánh bom hai thành phố Hiroshima và Nagasaki. Tất nhiên, Truman, nghĩ rằng các vụ đánh bom là hợp lý – vụ đánh bom đã rút ngắn cuộc chiến và cứu được nhiều mạng người. Đối với Anscombe, điều này là không đủ tốt. Cô ấy viết: “Đối với những người chọn việc giết người vô tội như một phương tiện để đạt được mục đích của họ, thì luôn luôn là kẻ giết người.” Với lập luận rằng các vụ đánh bom đã cứu được nhiều mạng sống hơn số mạng người chúng đã cướp đi, cô ấy trả lời: “Bây giờ hãy tưởng tượng: nếu bạn phải lựa chọn giữa việc luộc chín một đứa trẻ và để một thảm họa kinh hoàng nào đó xảy ra với hàng nghìn người-hoặc một triệu người, nếu một nghìn vẫn chưa đủ-bạn sẽ làm gì?"

Ví dụ của Anscombe là hợp lý. Vụ đánh bom nguyên tử ở Hiroshima, làm cho những con chim bốc cháy giữa không trung, đã luộc chín trẻ sơ sinh: Mọi người chết trên sông, hồ chứa và bể nước, đang khi cố gắng thoát khỏi cái nóng trong vô vọng. Anscombe quan niệm rằng một số việc có thể không được làm, với bất kì lý do nào. Cho dù nếu chúng ta có thể hoàn thành một số điều tốt đẹp bằng cách luộc một đứa trẻ; nó đơn giản là sai, thế thôi. Anscombe tin vào một loạt các quy tắc như vậy. Bà ấy nói, trong mọi trường hợp, chúng ta không thể cố ý giết người vô tội; thờ thần tượng; tuyên xưng đức tin sai lầm; quan hệ tình dục đồng giới hoặc ngoại tình; trừng phạt một người vì hành vi của người khác; hoặc phản bội, mà bà ấy mô tả là “ dùng những lời hứa về tình bạn để có được lòng tin của một người trong một vấn đề quan trọng rồi sau đó phản bội anh ta như là kẻ thù.”

Peter Geach (1916), Chồng của Anscombe, đồng ý với vợ mình. Anscombe và Geach là những nhà đấu tranh triết học hàng đầu của thế kỷ 20 về học thuyết cho rằng các quy tắc đạo đức là tuyệt đối.

9.2. Mệnh Lệnh Tuyệt Đối

Thật khó để có thể bảo vệ cho ý tưởng rằng các quy tắc đạo đức không có ngoại lệ. Thật dễ dàng để giải thích lý do tại sao chúng ta nên phá vỡ một quy tắc-chúng ta có thể chỉ ra những trường hợp mà việc tuân theo quy tắc sẽ dẫn đến những hậu quả khủng khiếp. Nhưng làm thế nào chúng ta có thể bảo vệ việc không vi phạm quy tắc trong những trường hợp như vậy? Đó là một nhiệm vụ khó khăn. Chúng ta có thể nói rằng các quy tắc đạo đức là mệnh lệnh bất khả xâm phạm của Chúa. Còn điều gì được đề cập ngoài những điều đã nói hay không?


Trước thế kỷ 20, có một triết gia lớn tin rằng các quy tắc đạo đức là tuyệt đối. Immanuel Kant (1724-1804) lập luận rằng nói dối là sai trái trong mọi trường hợp. Ông không nại tới thần học; thay vào đó, ông cho tin rằng nói dối thì luôn bị cấm. Để hiểu cách ông đi đến kết luận này, chúng ta cần xem xét lý thuyết chung về đạo đức của ông.

Kant quan sát thấy rằng từ phải thường được sử dụng phi đạo đức:

Nếu bạn muốn trở thành một kỳ thủ giỏi hơn, bạn nên nghiên cứu các ván cờ của Garry Kasparov.

Nếu bạn muốn vào đại học, bạn phải thi SAT.


Phần lớn hành vi của chúng ta bị chi phối bởi những “những điều phải làm” (oughts) như vậy. Mô hình cụ thể là: Chúng tôi có một mong muốn nhất định (trở thành một người chơi cờ giỏi hơn, vào đại học); chúng tôi nhận thấy rằng một số hành động nhất định sẽ giúp chúng tôi đạt được điều mình muốn (nghiên cứu các trò chơi của Kasparov, thi SAT); và vì vậy chúng tôi làm theo kế hoạch được chỉ định.

Kant gọi đây là “những mệnh lệnh giả thuyết” bởi vì chúng cho chúng ta biết phải làm gì với điều kiện là chúng ta có những mong muốn phù hợp. Một người không muốn cải thiện cờ vua của mình sẽ không có lý do gì để nghiên cứu các ván cờ của Kasparov; một người không muốn học đại học sẽ không có lý do gì để thi SAT. Bởi vì sức mạnh có tính ràng buộc của “những điều phải làm” phụ thuộc vào việc có được mong muốn liên quan, chúng ta có thể thoát khỏi sức mạnh của sự ràng buộc bằng cách từ bỏ mong muốn đó. Vì vậy, ví dụ, tôi có thể tránh thi SAT bằng cách quyết định rằng tôi không muốn học đại học.

      Ngược lại, nghĩa vụ đạo đức không phụ thuộc vào việc có những mong muốn cụ thể. Hình thức của nghĩa vụ đạo đức không phải là “Nếu bạn muốn thế này thế nọ, thì bạn phải làm thế này thế kia.” Thay vào đó, các đòi buộc mang tính đạo đức mang tính mệnh lệnh (categorical): Chúng có dạng “ Một cách tiên thiên (period), Bạn nên làm điều này điều nọ.” Ví dụ, quy tắc đạo đức không phải là việc bạn phải giúp đỡ mọi người khi bạn quan tâm đến họ hoặc nếu qua sự giúp đỡ đó bạn muốn trở thành một người tốt. Thay vào đó, quy tắc là bạn nên giúp đỡ mọi người bất kể (no matter what) mong muốn của bạn là gì. Đó là lý do tại sao không thể trốn tránh các đòi buộc đạo đức chỉ bằng cách nói “Nhưng tôi không quan tâm đến điều đó.”

        Những “điều phải làm” có tính giả thuyết thì rất dễ hiểu. Chúng chỉ cho chúng ta biết làm những gì cần thiết để đạt được mục tiêu của mình. Mặt khác, “những điều phải làm” có tính mệnh lệnh lại rất huyền bí. Làm sao chúng ta bị bắt buộc phải làm theo một cách nhất định bất chấp mục tiêu của chúng ta là gì? Kant đã trả lời. Giống như những “điều phải làm” có tính giả thuyết là khả thi bởi vì chúng ta có mong muốn rằng nhất định chúng ta có lý do cho những “điều phải làm” có tính mệnh lênh. Kant nói, những điều phải làm có tính mệnh lệnh bắt nguồn từ một nguyên tắc mà mọi người có lý trí phải chấp nhận: được gọi là Mệnh lệnh Tuyệt đối. Trong tác phẩm Đặt Cơ Sở Siêu Hình Cho Đức Lý (Foundations of the Metaphysics of Morals (1785)), Kant diễn đạt mệnh lệnh tuyệt đối như sau:


Chỉ hành động theo châm ngôn mà bạn có thể đồng thời muốn rằng nó sẽ trở thành một quy luật phổ quát.

      Nguyên tắc này cung cấp cách thức để biết liệu một hành động có được chấp nhận về mặt đạo đức hay không. Khi bạn đang cân nhắc về việc làm gì đó, hãy hỏi xem bạn sẽ tuân theo quy tắc nào nếu bạn thực sự làm việc đó. Quy tắc này sẽ là "châm ngôn" (maxim) cho hành động của bạn. Sau đó, hãy hỏi xem bạn có sẵn sàng để câu châm ngôn của mình trở thành một quy luật phổ quát hay không. Nói cách khác, bạn có cho phép mọi người tuân theo quy tắc của mình mọi lúc không? Nếu vậy, thì câu châm ngôn của bạn là hợp lý và hành động của bạn có thể chấp nhận được. Nhưng nếu không được, thì hành động của bạn bị cấm.

       Kant đưa ra một vài ví dụ về cách thức hoạt động của mệnh lệnh tuyệt đối. Ông nói, giả sử một người nam giới cần tiền, nhưng không ai chịu cho anh ta mượn trừ khi anh ta hứa trả lại - điều mà anh ta biết rằng mình sẽ không thể làm được. Anh ta có nên hứa hão để được vay không? Nếu có, câu châm ngôn của anh ấy sẽ là: Bất cứ khi nào bạn cần vay tiền, hãy hứa sẽ trả nợ, ngay cả khi bạn biết mình không thể trả được. Bây giờ, liệu anh ấy có muốn quy tắc này trở thành quy luật phổ quát hay không? Rõ ràng là không, bởi vì nó sẽ tự chuốc lấy thất bại. Một khi quy tắc này trở thành thực hành phổ quát, sẽ không ai tin vào những lời hứa như vậy, do đó không ai cho vay tiền dựa trên lời hứa là sẽ trả lại.

      Kant đưa ra một ví dụ khác, về việc viện trợ. Anh ấy nói, giả sử tôi từ chối giúp đỡ những người khác đang gặp khó khăn, tôi tự nhủ lòng: “Tôi quan tâm làm gì? Hãy để mỗi người tự lo cho mình.” Một lần nữa, đây là một quy tắc mà tôi không thể muốn trở thành một quy luật phổ quát. Vì một lúc nào đó trong tương lai, bản thân tôi sẽ cần đến sự giúp đỡ của người khác và tôi không muốn họ quay lưng lại với tôi.

9.3 Lập luận của Kant về Nói dối

Theo Kant, hành vi của chúng ta nên được hướng dẫn bởi các quy luật phổ quát, đó là các quy tắc đạo đức luôn đúng trong mọi hoàn cảnh. Kant tin vào nhiều quy tắc ngoại lệ (exceptionless rules) như vậy. Chúng ta sẽ tập trung vào quy tắc chống lại việc nói dối, điều mà Kant đặc biệt quan tâm. Ông nói rằng nói dối trong bất kỳ hoàn cảnh nào cũng là “sự hủy hoại phẩm giá của một con người.”

      Kant đưa ra hai lập luận cho một quy tắc tuyệt đối chống lại việc nói dối.

1. Lập luận chính của ông dựa trên Mệnh lệnh Tuyệt đối. Kant nói, chúng ta không thể chấp nhận một quy luật phổ quát cho phép chúng ta nói dối, bởi vì một quy luật như vậy sẽ tự chuốc lấy thất bại. Ngay khi nói dối trở nên phổ biến, mọi người sẽ không còn tin nhau nữa. Khi đó, nói dối sẽ chẳng ích lợi gì và theo một nghĩa nào đó là không thể, bởi vì sẽ không ai chú ý đến những gì bạn nói. Do đó, Kant suy ra rằng không được phép nói dối. Vì vậy, nó bị cấm trong mọi trường hợp.


    Lập luận này có một lỗ hổng, điều này sẽ trở nên rõ ràng hơn qua ví dụ sau. Giả sử cần phải nói dối để cứu mạng ai đó. Bạn có nên làm điều đó? Kant sẽ cho chúng ta lý do như sau:

(1) Chúng ta chỉ nên thực hiện những hành động phù hợp với các quy tắc mà chúng ta có thể muốn áp dụng phổ biến.

(2) Nếu bạn nói dối, bạn sẽ tuân theo quy tắc “Nói dối là được phép.”

(3) Quy tắc này không thể được áp dụng phổ biến, bởi vì nó sẽ tự chuốc lấy thất bại: Mọi người sẽ không còn tin tưởng lẫn nhau, và sau đó nói dối sẽ chẳng có ích gì.

(4) Vì vậy, bạn không nên nói dối.

Mặc dù Anscombe đồng ý với kết luận của Kant, nhưng bà đã nhanh chóng chỉ ra một lỗi trong lập luận của ông. Khó khăn phát sinh ở bước (2). Tại sao chúng tôi phải nói rằng, nếu bạn nói dối, bạn sẽ tuân theo quy tắc, “Nói dối là được phép”? Có lẽ câu châm ngôn của Kant đúng ra phải là: “Tôi sẽ nói dối nếu làm như vậy sẽ cứu được mạng sống của ai đó.” Quy tắc đó sẽ không tự diệt. Nó có thể trở thành một định luật phổ quát. Như vậy, theo chính lý thuyết của Kant, bạn có thể nói dối. Do đó, niềm tin của Kant cho rằng nói dối luôn là sai dường như không được hỗ trợ bởi lý thuyết đạo đức của chính ông.

2.Nhiều người cùng thời với Kant cho rằng việc ông khăng khăng đòi các quy tắc tuyệt đối là kỳ quặc, và họ đã nói như vậy. Một nhà phê bình đã thách thức ông bằng ví dụ sau: Hãy tưởng tượng rằng ai đó đang chạy trốn khỏi một tên sát nhân và nói với bạn rằng anh ta sẽ về nhà để lẩn trốn. Sau đó, kẻ sát nhân đến và hỏi bạn người nam giới đó ở đâu. Bạn tin rằng, nếu bạn nói sự thật, bạn sẽ tiếp tay cho một vụ giết người. Hơn nữa, kẻ giết người đã đi đúng hướng, vì vậy nếu bạn chỉ giữ im lặng, kết quả tồi tệ nhất có thể xảy ra. Đâu là điều bạn nên làm? Hãy gọi đây là Vụ Án Giết Người Điều Tra(Inquiring Murderer). Trong những trường hợp này, hầu hết chúng ta nghĩ rằng, bạn nên nói dối. Rốt cuộc, điều nào quan trọng hơn: nói ra sự thật hay cứu mạng ai đó?


    Kant đã trả lời trong một bài tiểu luận với tiêu đề cổ điển rất thú vị “Về một quyền được cho là nói dối xuất phát từ những động cơ vị tha”,( On a Supposed Right to Lie from Altruistic Motives) trong đó ông đưa ra lập luận thứ hai chống lại việc nói dối. Anh ấy nói, có lẽ người nam giới đang chạy trốn đã thực sự rời khỏi nhà của mình, và nhờ nói ra sự thật, bạn sẽ khiến kẻ sát nhân tìm nhầm chỗ. Tuy nhiên, nếu bạn nói dối, kẻ giết người có thể đi lang thang và phát hiện ra người nam giới rời khỏi nhà, trong trường hợp đó bạn sẽ phải chịu trách nhiệm về cái chết của anh ta. Kant nói, bất cứ ai nói dối, “phải chịu trách nhiệm về những hậu quả, cho dù chúng không lường trước được, và phải trả giá đắt cho việc nói dối.” Kant đưa ra kết luận của mình với giọng điệu của một hiệu trưởng nghiêm khắc: “Do đó, thành thật mà nói trong tất cả các cuộc thảo luận..., là một sắc lệnh thiêng liêng và tuyệt đối mang tính mệnh lệnh của lý trí, không bị ràng buộc bởi bất kỳ lợi ích nào (expediency).”

    Lập luận này có thể được phát biểu dưới dạng tổng quát: Chúng ta nỗ lực đưa ra những ngoại lệ đối với quy tắc chống lại việc nói dối vì trong một số trường hợp, chúng ta nghĩ rằng hậu quả của sự trung thực sẽ là xấu và hậu quả của việc nói dối sẽ là tốt. Tuy nhiên, chúng ta không bao giờ có thể chắc chắn về những hậu quả sẽ xảy ra—chúng ta không thể biết được những kết quả theo sau sẽ là gì. Kết quả của việc nói dối có thể dẫn đến hệ quả khôn lường. Do đó, cách xử sự tốt nhất là tránh điều ác đã biết là việc nói dối và để hậu quả xảy ra theo tự nhiên. Ngay cả khi hậu quả tồi tệ, thì đó không phải là lỗi của chúng ta, bởi vì chúng ta phải thực hiện bổn phận của mình.

     Một lập luận tương tự cũng sẽ áp dụng cho quyết định của Truman khi ông quyết định thả bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki. Những quả bom đã được thả xuống với hy vọng rằng cuộc chiến có thể nhanh chóng kết thúc. Nhưng Truman không biết chắc điều này sẽ xảy ra. Người Nhật có thể đã rút lui, và cuộc xâm lược vẫn có thể là cần thiết. Vì vậy, Truman đã đánh cược hàng trăm nghìn sinh mạng chỉ với hy vọng rằng kết quả tốt đẹp có thể xảy ra.

     Trong thực tế những vấn đề trong lập luận này là quá rõ ràng đến mức đáng ngạc nhiên mà một triết gia tầm cỡ như Kant lại không nhạy bén hơn với chúng. Trước hết, lập luận phụ thuộc vào quan điểm bi quan một cách phi lý về những gì chúng ta có thể biết. Đôi khi chúng ta có thể khá tự tin về hậu quả về những hành động của mình, trong trường hợp đó chúng ta không cần phải do dự vì sự không chắc chắn. Hơn nữa - và điều này quan trọng hơn, về mặt triết học - Kant dường như cho rằng chúng ta phải chịu trách nhiệm về mặt đạo đức đối với mọi hậu quả xấu từ việc nói dối, nhưng lại sẽ không chịu trách nhiệm cho bất kỳ hậu quả xấu nào của việc nói thật. Giả sử, do chúng ta nói sự thật, kẻ giết người đã tìm thấy người mà anh đang truy đuổi và giết anh ta. Kant dường như cho rằng chúng ta sẽ vô can, trong chọn lựa này. Nhưng liệu chúng ta có thể trốn tránh trách nhiệm cách dễ dàng như vậy không? Rốt cuộc, chúng ta đã hỗ trợ cho kẻ sát nhân. Lúc đó, lập luận này, là không thuyết phục.



Như vậy, Kant đã thất bại trong việc chứng minh rằng nói dối luôn luôn sai. Vụ án Kẻ giết người (Inquiring Murderer) cho thấy ông đã chọn một chuổi khó khăn để giải quyết. Trong khi Kant tin rằng bất kỳ lời nói dối nào cũng “xóa sổ phẩm giá con người của một người”, điều mà theo lẽ thường chỉ là một vài lời nói dối không gây ảnh hưởng gì. Thực tế, chúng ta có một cái tên cho chúng: những lời dối vô hai (white lies). Phải chăng những lời nói dối vô hại không được chấp nhận hoặc thậm chí là bị cấm sử dụng ngay cả khi để cứu mạng ai đó? Điều này cho thấy khó khăn chính đối với niềm tin vào các quy tắc tuyệt đối: không nên phá vỡ một quy tắc bất chấp việc hệ quả của nó là một thảm họa?

9.4 Xung đột giữa các quy tắc

Giả sử trong trường hợp làm X hay Y đều sai trong mọi hoàn cảnh. Vậy phải làm sao trong trường hợp một người phải lựa chọn giữa X hoặc Y? Loại xung đột này dường như cho thấy rằng các quy tắc đạo đức không thể là tuyệt đối.

Liệu có câu trả lời cho phản biện này hay không?

Đã từng có một câu trả để giải quyết sự xung đột như thế. Peter Geach chấp nhận quan điểm này, ông nại tới sự quan phòng của Chúa. Ông nói, chúng ta có thể mô tả những trường hợp giả định trong đó không có cách nào để tránh vi phạm một trong những quy tắc tuyệt đối, nhưng Chúa sẽ không cho phép những tình huống như vậy xảy ra. Geach viết:

  Nếu Thiên Chúa là có lý tính, Ngài sẽ không ra lệnh cho điều không thể; nếu Thiên Chúa chi phối mọi sự kiện bởi sự quan phòng của Ngài, thì Ngài có thể thấy rằng những trường hợp mà một người phải đối mặt với sự lựa chọn giữa các hành vi bị cấm thì không xảy ra. Tất nhiên là hoàn cảnh như vậy. . . được mô tả một cách nhất quán; nhưng sự quan phòng của Chúa có thể đảm bảo rằng chúng không xảy ra trên thực tế. Trái với những gì những người không tin thường nói, niềm tin vào sự tồn tại của Chúa thực sự tạo ra sự khác biệt đối với những gì người ta mong đợi sẽ xảy ra.

Liệu những trường hợp như vậy có thực sự xảy ra? Chắc chắn rằng các quy tắc đạo đức nghiêm ngặt đôi khi mâu thuẫn với nhau. Trong Thế chiến thứ hai, ngư dân Hà Lan đưa người tị nạn Do Thái đến Anh, và đôi khi họ bị chặn lại bởi các cuộc tuần tra của Đức Quốc xã. Thuyền trưởng Đức quốc xã sẽ gọi và hỏi thuyền trưởng người Hà Lan rằng anh ta sẽ đi đâu, ai ở trên tàu, v.v. Các ngư dân sẽ nói dối và được phép đi qua. Rõ ràng, các ngư dân chỉ có hai lựa chọn: một là nói dối, hai là nói sự thật để mọi người trên thuyền của họ bị giết. Không hề có giải pháp thứ ba; chẳng hạn, họ không thể giữ im lặng hoặc chạy thoát khỏi Đức quốc xã. Vì vậy, đường như Geach đã rất ngây thơ. Những tình thế vô cùng tiến thoái lưỡng nan xảy ra trong cuộc sống.

    Nếu những tình thế tiến thoái lưỡng nan như vậy xảy ra, thì chẳng phải lúc đó nó bác bỏ sự tồn tại của các quy tắc đạo đức tuyệt đối hay sao? Ví dụ, giả sử có hai quy tắc “Nói dối là sai” và “Tạo điều kiện thuận lợi cho việc giết người vô tội” là sai, cả hai đều được coi là tuyệt đối. Những ngư dân Hà Lan sẽ phải chọn một trong những điều này; do đó, một quan điểm đạo đức cấm tuyệt đối cả hai là thiếu lôgic.

Tuy loại lập luận này rất ấn tượng, nhưng nó cũng bị hạn chế. Nó chỉ có thể đánh vào các cặp quy tắc đạo đức tuyệt đối nghĩa là hai quy tắc là cần thiết để tạo ra xung đột. Cuộc tranh luận sẽ không cấm ai đó tin rằng chỉ có một quy tắc tuyệt đối. Và, theo một cách nào đó, mọi người đều làm. “Làm điều đúng” (do what is right) là nguyên tắc đạo đức mà tất cả chúng ta đều tin tưởng, không có ngoại lệ. Chúng ta nên luôn luôn làm những gì là đúng. Tuy nhiên, quy tắc này quá mang tính hình thức đến mức tầm thường—chúng tôi tin vào điều đó bởi vì nó không thực sự nói lên điều gì cả. Đó không phải là loại quy tắc đạo đức tuyệt đối mà Kant, Geach và Anscombe muốn tranh luận.

9.5 Quan niệm của Kant

    Rất ít triết gia đương thời sẽ bảo vệ Mệnh lệnh Tuyệt đối của Kant. Tuy nhiên, có thể dẫn đến sai lầm nếu bác bỏ nó quá nhanh. Như Alasdair MacIntyre (1929) nhận xét, “Đối với nhiều người chưa bao giờ nghe nói về triết học, chứ đừng nói đến Kant, thì đạo đức đại khái là những gì mà Kant đã nói” - đó là một hệ thống các quy tắc mà một người phải tuân theo từ ý thức trách nhiệm.  Có ý tưởng cơ bản nào nằm dưới Mệnh lệnh Tuyệt đối mà chúng ta có thể chấp nhận, ngay cả khi chúng ta không tin vào các quy tắc đạo đức tuyệt đối? Tôi nghĩ là có.

Hãy nhớ rằng Kant xem Mệnh lệnh Tuyệt đối ràng buộc các tác nhân có lý tính đơn giản chỉ vì chúng hợp lý; nói cách khác, một người không chấp nhận nguyên tắc này sẽ phạm tội không chỉ là vô đạo đức mà còn là không có lý tính. Đây là một ý tưởng có tính thuyết phục. Nhưng chính xác thì điều này có nghĩa là gì? Theo nghĩa nào thì sẽ là không có lý tính nếu bác bỏ Mệnh lệnh Tuyệt đối?

Lưu ý rằng một đánh giá đạo đức phải được dựa trên những lý do chính đáng—nếu bạn phải (hoặc không phải) làm như thế như thế là đúng, thì lúc đó phải có lý do tại sao bạn nên (hoặc không phải) làm điều đó. Ví dụ, bạn có thể nghĩ rằng bạn không nên đốt rừng vì tài sản sẽ bị phá hủy và con người sẽ chết. Sự thay đổi của Kant là chỉ ra rằng nếu bạn chấp nhận bất kỳ sự cân nhắc nào như là lý do cho một trường hợp, thì bạn cũng phải chấp nhận chúng như lý do chon những trường hợp khác. Nếu có một trường hợp khác mà nếu bạn làm tài sản bị phá hủy và có người chết thì bạn cũng phải xem đây là một lý do để bạn không làm. Thật không hay khi nói rằng bạn chỉ chấp nhận lý do trong một vài trường hợp, chứ không phải luôn luôn thì là một tuyên bố tồi; hoặc cho rằng người khác phải tôn trọng họ, nhưng bạn thì không cần. Nếu, các lý do đạo đức, là vững chắc thì luôn ràng buộc tất cả mọi người. Đây là một đòi hỏi của tính nhất quán, và Kant đã đúng khi nghĩ rằng không một người có lý trí nào có thể phủ nhận nó.

   Quan niệm này có một số ngụ ý quan trọng. Từ quan điểm đạo đức, nó ngụ ý rằng một người không thể coi mình là đặc biệt: Cô ấy không thể khăng khăng cho rằng mình được phép làm những điều mà người khác bị cấm hoặc cho rằng lợi ích của mình thì quan trọng hơn của người khác. Như một nhà chú giải đã nhận xét, tôi không thể nói rằng tôi có quyền uống bia của bạn và sau đó lại phàn nàn khi bạn uống bia của tôi. Hơn nữa, nó ngụ ý rằng có những ràng buộc hợp lý đối với những gì chúng ta có thể làm: Chúng ta có thể muốn làm điều gì đó—chẳng hạn như uống bia của người khác—nhưng nhận ra rằng chúng ta không thể làm điều đó một cách nhất quán bởi vì chúng ta không thể đồng thời chấp nhận hàm ý rằng anh ta có thể uống bia của chúng ta. Nếu Kant không phải là người đầu tiên nhận ra điều này, thì ông là người đầu tiên biến nó thành nền tảng của một hệ thống đạo đức hoàn chỉnh.


      Nhưng Kant đã tiến thêm một bước và nói rằng tính nhất quán đòi buộc các quy tắc không có ngoại lệ. Một người có thể thấy quan niệm của Kant đã đẩy ông đi theo hướng đó như thế nào; nhưng những bước bổ sung là không cần thiết, và nó còn gây rắc rối cho lý thuyết của ông. Các quy tắc, không cần phải tuyệt đối ngay cả trong khuôn khổ của Kant. Tất cả những ý tưởng cơ bản của Kant đòi hỏi là khi chúng ta vi phạm một quy tắc, chúng ta làm như vậy vì một lý do mà chúng ta sẵn sàng chấp nhận nó cho bất kỳ ai. Điều này có nghĩa là chúng ta chỉ có thể vi phạm quy tắc chống nói dối trong trường hợp Kẻ sát nhân (Inquiring Murderer), nếu chúng ta sẵn sàng chấp nhận rằng bất kỳ ai cũng có thể nói dối trong hoàn cảnh tương tự. Và hầu hết chúng ta sẽ dễ dàng đồng ý với điều đó.


      Tổng thống Truman cũng có thể nói rằng bất kỳ ai ở vị trí của ông đều có lý khi thả quả bom nguyên tử. Vì vậy, ngay cả khi Truman sai thì lập luận của Kant vẫn không chứng minh được điều đó. Người ta có thể nói rằng thả bom là sai vì Truman có những lựa chọn tốt hơn. Có lẽ ông nên cho người Nhật thấy sức mạnh của quả bom nguyên tử bằng cách thả nó xuống một khu vực không có dân cư - các cuộc đàm phán sau đó có thể đã thành công. Hoặc có lẽ quân Đồng minh có thể đơn giản tuyên bố chiến thắng vào thời điểm đó của cuộc chiến, ngay cả khi không có sự đầu hàng của Nhật Bản. Tuy nhiên, nói những điều như vậy thì không giống việc nói rằng những gì Truman đã làm là vi phạm một quy tắc tuyệt đố

James Rachels

0 Comments: