BÀI GỢI
ĐIỂM TTCT THÁNG 9 (21-22/9/2024)
ĐIỂM
MÙ TÂM TINH
Tiền nguyện 1: Trước
khi đến điểm cầu nguyện độ 3-5 bước chân, bạn hãy dừng lại và tự hỏi mình đang
đi đâu và chuẩn bị gặp ai? Sau đó thinh lặng với khoảng thời gian bằng đọc một
kinh Lạy Cha, bạn hãy nâng tâm hồn lên, hướng lòng về Chúa và cung kính bái
chào Ngài.
Tiền nguyện 2: Đọc
thành tiếng hoặc thì thầm lời nguyện: “Lạy Chúa! Xin cho mọi tư tưởng, lời nói
và hành động của con đều quy hướng về việc phụng sự, ca ngơi Thiên Chúa Chí
Tôn.”
Khung cảnh: Trong
bài Tin mừng hôm nay, thánh Mác-cô thuật lại cho chúng ta cuộc tử nạn của thánh
Gioan Tẩy giả. Khi ấy, danh tiếng của Chúa Giêsu lẫy lừng vì những lời giảng
sâu sắc, những hành động uy quyền và những phép lạ nhãn tiền… tất cả đã đến tai
Hêrôđê và khiến ông ta cảm thấy bất an, lương tâm cắn rứt và cho rằng chính
Gioan Tẩy Giả tiếp tục sống trong Đức Giêsu. Những giằng co của lý trí và nỗi bất
an của tâm can nơi kẻ giết người đã không ngừng nổi lên trong Hêrôđê và lên án
chính ông. Đây chính là tâm trạng của những kẻ gây ra những điều gian ác. Tiếng
lương tâm cắn rứt chính là dấu chỉ Thiên Chúa vẫn luôn mời gọi họ hối cải.
Ơn xin: xin Chúa
cho con không mù lòa trước ánh sáng sự thật, tiếng nói chân lý, trước những nhu
cầu cấp thiết của anh chị xung quanh, đặc biệt là những người nghèo hèn khốn khổ.
Và xin cho con đừng giả điếc làm ngơ trước lời mời gọi của Chúa, nhưng can đảm,
nhiệt tâm và mau mắn hơn chu toàn thánh ý Chúa. Ngoài ra, mọi người có thể xin
thêm ơn nào khác tùy hoàn cảnh và tâm tình của mình.
Tin mừng: Mc 6:17-29
17 Số là vua Hê-rô-đê đã sai
người đi bắt ông Gio-an và xiềng ông trong ngục. Lý do là vì vua đã lấy bà
Hê-rô-đi-a, vợ của người anh là Phi-líp-phê, 18 mà ông Gio-an lại bảo : “Ngài
không được phép lấy vợ của anh ngài !” 19 Bà Hê-rô-đi-a căm thù ông Gio-an và
muốn giết ông, nhưng không được. 20 Thật vậy, vua Hê-rô-đê biết ông Gio-an là
người công chính thánh thiện, nên sợ ông, và còn che chở ông. Nghe ông nói, nhà
vua rất phân vân, nhưng lại cứ thích nghe. 21 Một ngày thuận lợi đến: nhân dịp
mừng sinh nhật của mình, vua Hê-rô-đê mở tiệc thết đãi bá quan văn võ và các
thân hào miền Ga-li-lê. 22 Con gái bà Hê-rô-đi-a vào biểu diễn một điệu vũ, làm
cho nhà vua và khách dự tiệc vui thích. Nhà vua nói với cô gái: “Con muốn gì
thì cứ xin, ta sẽ ban cho con.” 23 Vua lại còn thề: “Con xin gì, ta cũng cho,
dù một nửa nước của ta cũng được.” 24 Cô gái đi ra hỏi mẹ: “Con nên xin gì
đây?” Mẹ cô nói: “Đầu Gio-an Tẩy Giả.” 25 Lập tức cô vội trở vào đến bên nhà
vua và xin rằng: “Con muốn ngài ban ngay cho con cái đầu ông Gio-an Tẩy Giả, đặt
trên mâm.” 26 Nhà vua buồn lắm, nhưng vì đã trót thề, lại thề trước khách dự tiệc,
nên không muốn thất hứa với cô. 27 Lập tức, vua sai thị vệ đi và truyền mang đầu
ông Gio-an tới. Thị vệ ra đi, chặt đầu ông ở trong ngục, 28 bưng đầu ông trên một
cái mâm trao cho cô gái, và cô gái trao cho mẹ. 29 Nghe tin ấy, môn đệ đến lấy
thi hài ông và đặt trong một ngôi mộ.
Gợi ý cầu nguyện:
1.
Chiêm ngắm 3 nhân vật và nhận
ra “điểm mù” nơi họ
Nhân
vật Hêrôđê: Đây là Hêrôđê Antipas đang nắm quyền cai trị vùng
Galilê, ông có người em trai là Philipphê. Mặc dù Hêrôđê Antipas này chỉ là một
tiểu vương bù nhìn và bị hạn chế quyền hạn bởi Archelaus và Philatô, nhưng là một
trong ba người con của Hêrôđê Cả, nên Hêrôđê Antipas cũng có nhiều thân hữu bá
quan trong hoàng tộc.
Vua
Hêrôđê: con người nhu nhược, bởi biết điều mình làm sai mà ko dám can đám sửa lỗi,
sống theo sự thật. “Vua nể sợ Gioan vì biết ông là người công chính thánh thiện;
vua che chở ông. Khi nghe Gioan nói, nhà vua rất phân vân nhưng lại cứ thích
nghe”… nghĩa là lương tâm của vua vẫn lên tiếng, nhưng tiếng của sự ác lấn át
hơn, ông không có can đảm theo tiếng nói sự thật. Cụ thể, trong cơn say xỉn đã
hứa thề cách mạo hiểm “cho cả nửa vương quốc cho một đứa bé gái”àquá liều lĩnh, cẩu thả.
Khi lỡ thề, sợ mất danh dự, ông quyết định giết Gioan, một người công chính, vô
tội… Thế nhưng, ông lại buồn vì giằng co tâm can.
Nhân
vật Hêrôđia từng là vợ của tiểu vương Hêrôđê Philipphê
(cũng là một trong ba người con của Hêrôđê Cả). Hêrôđia: là cháu nội hoặc cháu
ngoại của Hêrôđê Cả. Ban đầu nàng kết hôn với Philipphê (tức là chú hoặc cậu ruột).
Sau đó lại kết hôn với Hêrôđê Antipas. Gioan không thể làm ngơ trước tội ngoại
tình và loạn luân này nên thẳng thắn kết án. Vì Hêrôđia muốn dập tắt dư luận
nên có thể bà đã gợi ý cho vua tống ngục Gioan. Đồng thời, với lòng tức giận và
thù hận, bà đã nuôi ý định giết Gioan. Nhưng Hêrôđê lại nể Gioan, bởi dân chúng
đang ngưỡng mộ ông. Vì thế ông chỉ dám bỏ tù Gioan thôi.
Tuy
nhiên, vì Hêrôđia bị thánh Gioan Tẩy giả can ngăn và làm ảnh hưởng đến chuyện
tư tình của mình với Hêrôđê Antipas, nên bà đã nuôi lòng thù hận với “chước độc
mưu thâm”, “mưu hèn kế bẩn” và đã bầy ra trò “mỹ nhân kế” của cô con gái, rồi
dùng bàn tay tình nhân để hãm hại người công chính. Có thể thấy Hêrôđia vì lợi
danh, dục tình trước mắt mà bà đã: bỏ chồng Philips (anh trai của Vua Hêrôđê),
ngoại tình công khai và sát hại Gioan. Có thể thấy, tội kéo theo tội, từ Danh LợiàLoạn Luân à thù Gioan và dã tâm sát
nhânà nuôi
hận, tìm cơ hội giết Gioanà thao
túng vua Hê-rô-đê và dạy con gái làm điều ác độc…
Có
Thánh vịnh chép: “Kìa vực thẳm kêu mời vực thẳm”. Nếu không nghe tiếng lương
tâm mà chỉ để cho đam mê xấu lôi kéo thì người ta sẽ phạm hết tội này đến tội
khácà tất
cả do sự “mù quáng.” Quyền lực sự dữ lấn át sự thật và đam mê tội lỗi làm lòng
người ra mù quáng.
Con
gái Hêrôđia là cô nàng Salômê: một thiếu nữ có tài mà
không có đức. Cô đã dùng tài múa nhảy của mình để đòi phần thưởng là cái đầu của
một vị ngôn sứ. Có thể Salômê còn ngây thơ và đơn sơ hoặc có thể cô bé đã quá
quen và thấm nhiễm tính cách ganh tị và ác tâm của mẹ mình. Thật vậy, có đôi
khi ta dùng tài năng của mình không phải để làm Vinh danh Chúa, nhưng có thể phục
vụ lợi ích, quyền lực cho mình, sẵn sàng hạ bệ người khác nếu họ dám cản bước
tiến thân của ta.
Giữa
đời sống này, thời nào cũng thế, trước cường quyền ác bá và bất công xã hội, ai
dám lên tiếng thì bị đàn áp và làm khó dễ, thậm chí mất mạng; còn kẻ im lặng và
xu nịnh sẽ được trọng dụng và thăng tiến. Cũng có đôi khi, ta làm thinh bởi đã
quá quen với điều ác, sự dữ và bất công trong xã hội… đến nỗi dường như ta
không muốn thấy, và làm ngơ hay xem nhẹ những điều đó và xem đây là chuyện thường
tình trong một xã hội hiện đại ngày nay…
2.
Suy niệm về sự mù tối của tâm
hồn và rút ra bài học
Những
tâm tính hắc ám nhất của nhân loại đều hội tụ ở câu chuyện Gioan Tẩy Giả bị
trảm quyết. Một người vì muốn bảo vệ thanh danh lại hèn nhát, không can
đảm làm theo tiếng lương tâm; một cô gái trẻ đùa giỡn với mạng sống người
khác với tư thế ung dung như thể cô đang chơi trò giật dây con rối vậy; một
người đàn bà bị dục vọng lôi cuốn đến mức điên cuồng. Đoạn Kinh
Thánh đầy tính bi kịch này đã phơi bày ra tất cả sự hèn nhát, nhân nhượng,
mưu mô, thù oán, say sưa và tàn bạo của con người.
Tại
sao lại như vậy? Tại sao sự dữ lại lấn át sự thiện? Mạnh Tử từng nói: “nhân chi
sơ, tính bản thiện” (cái gốc tính ban đầu của con người là thiện lành), thế
nhưng, Tuân Tử phản biện: “nhân chi sơ, tính bản ác” (nghĩa là cái gốc tính ban
sơ của con người là sự ác, nhưng qua thời gian học tập và tu thân, con người dần
kiềm chế, giảm bớt tính ác độc bằng sự thiện). Đó chỉ là quan niệm của các triết
gia Trung Quốc. Với đạo Công Giáo, chúng ta tin rằng có Thiên Chúa là nguồn mạch
sự tốt lành và thiện hảo luôn bao bọc và hướng dấn ta theo đường ngay nẻo
chính. Thế nhưng, ma quỷ thù địch của Thiên Chúa, không ngừng lôi kéo ta theo
con đường xấu xa, tội lỗi…nhằm xa cách Thiên Chúa hơn.
Vậy
làm cách nào để biết được tiếng Chúa nói trong tâm hồn ta? Phương thế nào giúp
ta làm điều lành, xa lánh điều dữ? Thưa đó là tiếng lương tâm. Theo GLHTCG: “con
người khám phá ra tận đáy lương tâm một lề luật mà chính con người không đặt ra
cho mình, nhưng vẫn phải tuân theo. Tiếng nói của lương tâm luôn luôn kêu gọi
con người phải yêu mến và thi hành điều thiện cũng như tránh điều ác… Quả thật
con người có lề luật được Chúa khắc ghi trong tâm hồn… Tuân theo lề luật ấy
chính là phẩm giá của con người và chính con người cũng sẽ bị xét xử theo lề luật
ấy nữa.” (GLCG, 1776-1778). “Lương tâm hiện diện trong lòng người và ra
lệnh đúng lúc cho con người làm lành, lánh dữ. Lương tâm phán đoán các lựa chọn
cụ thể bằng cách tán thành lựa chọn tốt, tố giác lựa chọn xấu” (GLCG,
1777). “Lương tâm là tâm điểm sâu lắng nhất và là cung thánh của con người;
nơi đây con người hiện diện một mình với Thiên Chúa và tiếng nói của Người vang
dội trong thâm tâm họ.” (Vui Mừng và Hy Vọng, 16).
Người
da đỏ giải thích lương tâm như sau: Đó là một khối 3 góc ở trong tim ta. Khi ta
làm gì tốt thì nó nằm yên. Khi ta làm gì xấu, nó quay và đâm các góc nhọn vào
ta. Nếu ta cứ làm điều xấu, các góc nhọn của nó mòn dần và không làm ta cảm thấy
gì nữa cả. (Weapons and Workers).
Xã hội
ngày nay cũng không khác gì hoàn cảnh sống của Gioan Tẩy Giả ngày xưa là mấy,
khi chúng ta phải đối diện với nhiều căn bệnh “nan y” như “bệnh dối trá”, làm
ăn gian dối, lừa đảo, phi pháp. Chỉ cần một chút lợi nhuận, người ta có thể bán
rẻ lương tâm mình mà thản nhiên cung cấp, bày bán tràn lan những thực phẩm bẩn,
nhiễm độc hóa chất gây ung thư gây giết người từ từ, tiếp tay cho những người xấu
bán hàng chỉ vì món lợi trước mắt. Liệu mỗi người chúng ta có dám can đảm đứng
lên, như Gioan Tẩy Giả khi xưa, mà nói không và kiên quyết cự tuyệt với những
điều xấu xa bất lương này? Hãy sống thật với lương tâm mình, sống trong sự thật
ngay trong gia đình, nơi xã hội, nơi cộng đoàn, môi trường mà chúng ta đang sống,
qua cách hành xử với nhau, đừng vì cái tôi, danh vọng, tiền tài, mà bẻ cong sự
thật, đôi khi làm mất đi tình hiệp thông huynh đệ nơi ta đang sống. Vd: check
VAR Ủng Hộ Bão Lụt.
Tóm lại,
mỗi khi nhìn vào thực tế ngày nay, sự dữ ngày càng tràn lan, trong khi đó, ít
người dám sống công chính và công khai làm chứng cho sự thật, lến tiếng chống lại
cái ác, bất công xã hội, tộc ác của tổ chức… tại sao lại như vậy? Bởi nếu sống
công chính và lên tiếng nói sự thật thì có thể ta sẽ bị thiệt hại, bị ám hại, bị
tai hại, bị hãm hại, thậm chí có thể bị sát hại… bởi đã đụng chạm vào quyền lợi
cá nhân hay tổ chức nào đó. Đây là vấn nạn của mọi thời và mọi nơi. Vậy ta phải
làm gì?
Sống
Tin Mừng của Chúa là chiếu dọi Ánh Sáng Phúc Âm vào nơi tăm tối, mù lòa. Chính
Gioan Tẩy Giả đã tử đạo vì dám nói và làm chứng cho sự thật, chức năng ngôn sứ
là vậy. Dường như cái chết của Gioan, cũng là nét tiên báo về cuộc khổ nạn của
Chúa Giê-su, Ngài chết vì làm chứng cho sự thật, vì ác tâm của con người.
Lời
Chúa luôn mời gọi mỗi người Kitô hữu sống trọn vẹn với ơn gọi và sứ mạng mình,
dù ở hoàn cảnh nào chúng ta cũng có thể làm chứng cho Chúa bằng sự thật: “Chính
Thầy là con đường, là sự thật và là sự sống. Không ai đến với Chúa Cha mà không
qua Thầy” (Ga 14,6). Dù xã hội ngày nay có biến đổi và suy thoái đến mức độ
nào, nhưng nếu mỗi người chúng ta vẫn giữ vững đức tin của mình để sống ngay thẳng
và làm chứng cho sự thật, thì dù bất cứ nơi đâu, trong bất cứ hoàn cảnh nào vẫn
có Chúa luôn đồng hành với chúng ta.
Tuy
nhiên, cũng rất cần đến sự KHÔN NGOAN trong việc làm chứng và sống cho SỰ THẬT.
Khi đắm chìm trong bầu khí cầu nguyện và kết hiệp với Chúa, tức khắc ta sẽ được
Chúa Thánh Thần soi sáng (7 ơn CTT) để biết khởi sự và thực hiện việc sống chứng
nhân như thế nào! Có thể đôi mắt ta không còn bị “những điểm mù” che khuất,
nhưng tinh anh hơn và thấy rõ được sự thật, nhu cầu cần thiết của anh chị em
xung quanh mình hơn.
Có một
câu chuyện đang để ta suy gẫm về việc sống sự thật và căn tính của mình: Một học
sinh Nhật là Kitô hữu duy nhất trong ngôi trường có 150 học sinh. Trước mỗi bữa
ăn, em thường mạnh dạn làm dấu thánh giá và đọc kinh. Các học sinh đến tố cáo với
thầy giáo là em có “hành vi ma thuật”. Nghe thấy thế, thầy cho gọi em lên đứng
giữa lớp, hỏi xem em đã làm gì em thẳng thắn nói rằng em chỉ cám ơn Chúa đã ban
lương thực hằng ngày. Nghe vậy, thầy giáo gục xuống bàn, nước mắt hoen ứ và
nói: “Này con, ta cũng là Kitô hữu, nhưng ta không can đảm tỏ ra cho mọi người
biết. Giờ thì cám ơn Chúa, ta đã biết là “Kitô hữu, ta phải làm gì.” (Góp nhặt).
Câu hỏi
phản tỉnh:
1. Ngay
lúc này đây và trong thế giới này, trong đất nước này, trong cộng đoàn này, TÔI
LÀ AI trong ba nhân vật kia? Tôi bất chấp để lo bảo vệ danh dự, tôi sống thủ đoạn
hiểm ác hay tôi đang dám sống cho sự thật?
2. Tôi
có sẵn sàng làm chứng cho Đức Kitô dù phải hy sinh không? Việc can đảm làm chứng
của Gioan Tẩy giả tác động thế nào đến việc làm chứng của tôi trong thế giới
ngày nay?
3. Tôi
có biết người nào đã chết vì là nạn nhân của tham nhũng và sự thống trị của người
có thế lực không? Giữa chúng ta, trong cộng đoàn của chúng ta và trong Giáo Hội,
có những nạn nhân nào của chủ nghĩa độc tài toàn trị hoặc của sự lạm quyền
không?
4. Sự
mê tín, sự tham nhũng, sự hèn nhát đã đánh dấu sự thực thi quyền lực của
Hêrôđê. So sánh điều này với việc thực thi quyền lực tôn giáo và dân sự ngày
nay, ở các cấp độ khác nhau của xã hội và của Giáo Hội.
5. Được
truyền cảm hứng từ chứng tá đời sống của Gioan Tẩy giả, tôi cố gắng sống trọn vẹn
các nhân đức Kitô giáo trong thế giới ngày nay. Tôi cầu nguyện cho các Kitô hữu
trong thế giới ngày nay có sự khôn ngoan, can đảm và sức mạnh để tuyên xưng Đức
Kitô chịu đóng đinh. Bằng mọi cách có thể, tôi trợ giúp những Kitô hữu bị bách
hại trong thế giới ngày nay. Tôi quyết tâm đem sức mạnh và sự an ủi của Thiên
Chúa đến cho một người đang vô cùng đau khổ và nản lòng.
6. Làm
sao để không phải… Làm sao để niềm vui của người này không phải là nỗi buồn của
người kia. Làm sao để công nghiệp hóa một ngôi làng nhưng lại không ung thư hóa
dân làng. Làm sao để tăng lợi nhuận đầu tư nhưng đừng đổ chất thải ám hại môi
trường sống. Làm sao để tăng trưởng, để giàu có hơn, nhưng đừng bức tử nguồn nước
cho mai sau, đừng để những con kênh thành kênh nước đen, đừng để những dòng
sông thành sông chết”. [Huyền thoại phần mía ngọn – Yêu xứ sở thương đồng bào,
Đoàn Công Lê Huy, NXB Kim Đồng, 2016]
7. “Làm
sao” để sinh nhật vui vẻ của Hê-rô-đê An-ti-pa “không phải” là ngày chết thảm sầu
của Gio-an?
8. “Làm
sao” sống tốt với đời mà “không phải” bội tín với Chúa?
9. Hỏi
cũng chính là trả lời:
-
Phải khiêm tốn nhận ra những lỗi lầm, yếu đuối
của bản thân mình;
-
Phải nhạy bén nghe theo tiếng lương tâm không
hướng chiều theo dục vọng và sự ác;
-
Phải luôn luôn ý thức sống công chính, và sẵn
sàng chịu trách nhiệm về người khác.
-
Phải can đảm làm chứng cho sự thật, ngăn chặn
sự xấu, và dám chấp nhận đau khổ vì Tin Mừng.
-
Lạy Chúa, xin giúp con chu toàn sứ mạng chứng
nhân Tin Mừng giữa đời hôm nay. Amen.
Tâm sự: với
Chúa Giêsu và Kết nguyện: bằng kinh Lạy Cha.
0 Comments:
Đăng nhận xét