Tổng số lượt xem trang

Thứ Tư, 11 tháng 10, 2023

HIỂU VỀ BẢN CHẤT VÀ MỤC ĐÍCH CỦA NGÔN NGỮ THEO CÁI NHÌN CỦA WITTGENSTEIN

 

HIỂU VỀ BẢN CHẤT VÀ MỤC ĐÍCH CỦA NGÔN NGỮ THEO CÁI NHÌN CỦA WITTGENSTEIN

“The limits of my language mean the limits of my world.”[i] Ludwig Wittgenstein

Abstract

Có lẽ hiếm khi chúng ta đặt câu hỏi về nguồn gốc và mục đích của ngôn ngữ. Thông thường, chúng ta thường hiểu về ngôn ngữ như một công cụ để giúp chúng ta giao tiếp hằng ngày với nhau. Thế nhưng, liệu rằng mục đích chính của ngôn ngữ có phải là để giao tiếp hay không và đâu là bản chất đích thực của ngôn ngữ? Nếu ngôn ngữ dùng để giao tiếp vậy tại sao đôi khi mọi người vẫn hiểu lầm lẫn nhau và khi mọi người không hiểu nhau, họ sẽ làm gì để khắc phục tình trạng đó? Bài viết này sẽ giải quyết những vấn đề đó dựa trên quan điểm của triết gia Wittgenstein trong tác phẩm Tractatus Logico PhilosophicusPhilosophical Investigations.

I.      Mục đích của ngôn ngữ

Trước khi tìm hiểu sâu về mục đích của ngôn ngữ, chúng ta hãy bắt đầu bằng câu hỏi về nguồn gốc của ngôn ngữ. Trong thực tế, không dễ dàng để trả lời một cách chính xác là ngôn ngữ có từ khi nào. Nhưng để trả lời một cách chung chung thì vào thời kỳ Cổ Đại, một số triết gia Hy Lạp đã nghiên cứu và suy đoán về nguồn gốc của ngôn ngữ và họ cho rằng ngôn ngữ gắn liền với lịch sử phát triển của loài người. Khởi đi từ những âm thanh phát ra từ miệng con người cho đến việc dùng những ký hiệu, hình vẽ trên đất cát hoặc tường để con người giao tiếp với nhau.

Sau này, vào thời kỳ Khai Sáng, các suy đoán về nguồn gốc của ngôn ngữ được chú tâm nhiều hơn. Chẳng hạn như Thuyết duy tâm (idealism), với đại diện là Rousseau và Herder quan niệm ngôn ngữ khởi đi từ bản năng của con người ngang qua cách diễn đạt cảm xúc và ngôn ngữ được hình thành, ví dụ như âm nhạc và thơ ca. Thuyết “điều kiện chân lý” (truth condition) khẳng định rằng ý nghĩa của ngôn ngữ thuộc về điều kiện ta dùng để xác định chân lý của một mệnh đề. Thuyết ý vị (reference) nhấn mạnh vào sự vật hay bối cảnh mà chúng ta đang ám chỉ chính là biểu hiện của ý nghĩa của ngôn ngữ. Sau đó, Thuyết thực chứng logic (logical positivism) với I. Kant và Descartes với nhận định khác, họ cho rằng ngôn ngữ bắt nguồn từ suy nghĩ, lý luận và logic. theo thuyết thực dụng (pragmatism) ý nghĩa của ngôn ngữ được quyết định bởi hiệu quả của sự áp dụng của nó vào đời sống thực tế. Cuối cùng, vào thế kỷ XX, Ludwig Wittgenstein cho rằng triết học cần trở về với việc nghiên cứu ngôn ngữ.[ii]

Khi nghiên cứu ngôn ngữ, ta cần thừa nhận rằng cho dù nguồn gốc của ngôn ngữ có nguồn gốc từ đâu thì mọi người vẫn đồng ý với nhau là: ngôn ngữ là một công cụ để con người giao tiếp với nhau. Thật vậy, chúng ta hiểu nhau hơn ngang qua phương tiện truyền thông là ngôn ngữ. Ví dụ, có người nói điều gì đó mà chúng ta nghe và hiểu được cũng như khi họ viết những dòng chữ và chúng ta đọc và hiểu được ý nghĩa của thông điệp đó, tất cả đều khởi đi từ ngôn ngữ. Dĩ nhiên, cũng cần giả định rằng chúng ta đã học biết và hiểu rõ về ngôn ngữ đó, chẳng hạn như: có ai đó viết một câu tiếng Anh và vì tôi đã được học tiếng Anh nên tôi hiểu câu văn đó.

Nhiều người cũng cho rằng ngôn ngữ như là một món quà. Dĩ nhiên, món quà này chúng ta thường xuyên sử dụng nó trong đời sống hằng ngày. Thậm chí, nó rất quan trọng bởi vì nếu không có ngôn ngữ thì chúng ta khó lòng để hiểu nhau khi giao tiếp. Chính nhờ ngôn ngữ mà chúng ta phát triển về nhiều phương diện, đặc biệt là tri thức. Có một ví dụ là khi con người phát minh ra chữ viết vào khoảng thế kỷ thứ IV trước công nguyên, nhờ chữ viết mà con người góp phần vào việc xây dựng và phát triển văn minh nhân loại. Chính nhờ ngôn ngữ mà các ý tưởng hay được lưu truyền lại cho thế hệ sau và từ đó, nét văn hóa đặc trưng được hình thành. Do đó, có thể xem ngôn ngữ là một một món quà đặc biệt và có một không hai, khi nó trở thành yếu tố nền tảng quyết định cho sự phát triển của con người trong mọi lĩnh vực xã hội.

Trong thực tế, ngôn ngữ có nhiều dạng thức khác nhau nhưng đều truyền tải một ý nghĩa nào đó mà chúng được xã hội quy ước. Chẳng hạn như, lời nói, chữ viết, hình ảnh, ký hiệu, dấu chỉ… cách chung, chúng được con người sử dụng để giao tiếp và hiểu lẫn nhau. Tuy nhiên, mỗi kiểu thức của ngôn ngữ có những mục đích và ý nghĩa khác nhau. Ví dụ, các ký hiệu cũng là một dạng ngôn ngữ quan trọng trong đời sống của chúng ta, như là khi chúng ta tham gia giao thông, chúng ta thấy đèn đỏ ở ngã tư đường và đó là dấu hiệu được mọi người quy ước với nhau là dừng di chuyển và khi thấy đèn xanh xuất hiện, chúng ta hiểu rằng đó là dấu hiệu báo là chúng ta được phép di chuyển. Tất cả những điều đó thì rất thực tế bởi vì chúng có ý nghĩa và chúng là một sự thật mà đa phần mọi người trong xã hội quy ước và chấp nhận nó.

Ngôn ngữ chính là phương tiện của tư tưởng. Với Wittgenstein, ông lập luận rằng khi tôi suy nghĩ bằng ngôn ngữ, trong tâm trí của tôi không có ‘các ý nghĩa’ nào cả ngoài các biểu đạt bằng lời nói. Chính lời nói là một công cụ của ngôn ngữ để biểu hiện và diễn đạt tư tưởng của con người. Thậm chí, Witgenstein còn quan niệm một bức tranh cũng là một dấu chỉ của sự thật, “a picture is a fact”[iii] và “the world is the totality of facts, not of things”.[iv] Lập luận trên của Wittgenstein có thể đúng bởi vì nếu một họa sĩ có những ý tưởng trong đầu và ông ta đã hiện thực hóa chúng qua việc vẽ bức tranh thì đó là một điều rất thực. Vì vậy, thế giới này cũng chính là tổng thế của những ý tưởng được hiện thực hóa.

Wittgenstein cho rằng nhờ ngôn ngữ mà các vấn đề liên quan đến triết lý được giải quyết trong thế giới hiện tượng cách thỏa đáng về luận lý, biện chứng. Thật vậy, mở đầu của Tractatus, ông đã đồng hóa thế giới với mệnh đề: “Thế giới là toàn thể những gì đúng như thế” (the world is all that is the case). Đồng thời, ông cũng khẳng định rằng: “Chủ thể không thuộc về thế giới; đúng hơn, nó là một giới hạn của thế giới". Ông còn thấy thêm một cái nữa, đó là "cảm giác bí nhiệm về thế giới như một toàn bộ". Bất cứ cái gì mà ta không thể chứng minh rằng nó tương ứng với một thực tại nào đó có thể quan sát được, thì nó là cái ta không thể phát biểu đầy đủ ý nghĩa về nó. Cuối cùng, ông khẳng định rằng: “to imagine a language is to imagine a form of life.”

II. Bản chất của ngôn ngữ

Khi bàn về bản chất của ngôn ngữ, với các triết gia thời Hy Lạp cổ đại mà đại diện là là Gorgias và Platon, họ hoài nghi về mối quan hệ giữa từ ngữ, khái niệm thực tế. Với Gorgias, ông cho rằng ngôn ngữ không thể đại diện cho trải nghiệm khách quan lẫn nhân sinh, đồng thời giao tiếp và chân lý đều bất khả dĩ. Ngược lại, Platon cho rằng chúng ta sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp và diễn đạt các ý tưởng của mình bằng các khái niệm mà đôi khi chúng tồn tại độc lập với ngôn ngữ. Thật vậy, theo các nhà sinh vật học, khi não bộ chúng ta có các ý tưởng, chúng sẽ được mã hóa thành nhiều cách thức để diễn tả ý tưởng đó, có thể qua lời nói hoặc hành động. Vào thời kỳ sơ khai, khi con người biết sử dụng công cụ lao động thì sau tiếng nói, con người dùng dụng cụ lao động để tạo nên ký hiệu, hình vẽ để diễn đạt ý tưởng của mình. Dần dần, những ký hiệu đó được mọi người trong cộng đồng, xã hội chấp nhận và chúng trở thành ngôn ngữ cho con người giao tiếp và lưu truyền ý tưởng, kinh nghiệm và chúng dần dần trở thành nét văn hóa đặc trưng.

Các triết gia duy lý như I. Kant và Descartes cũng thừa nhận rằng về bản chất của ngôn ngữ được trải qua kinh nghiệm của con người về thế giới. Nhưng, các triết gia này đặt vấn đề là, liệu rằng ngôn ngữ có phản ảnh đơn thuần cấu trúc khách quan của thế giới, hay ngôn ngữ tạo ra những khái niệm mà nó áp đặt lên trải nghiệm về thế giới khách quan của chúng ta? Điều này dẫn đến câu hỏi là liệu rằng các vấn đề triết học có thực sự khởi đi từ ngôn ngữ học không? Và triết học ngôn ngữ đóng vai trò quan trọng như thế nào trong nghiên cứu triết học? Với Wittgenstein, ông thừa nhận ngôn ngữ đóng vai trò rất quan trọng và chủ đạo trong việc tạo ra các khái niệm khi nghiên cứu triết học.

Đối với Noam Chomsky, ông nhận định rằng: “When we study human language, we are approaching what some might call the ‘human essence’.”[v] the distinctive qualities of mind that are, so far as we know, unique to man and that is inseparable from any critical phase of human existence, personal or social. This means that it points out the epistemically binding nature of language. Trong khi đó, Gadamer first introduces this idea in the third part of Truth and Method, where he elaborates his views on language: “It is the medium of language alone that, related to the totality of beings mediates the finite, historical nature of man to himself and to the world”[vi].

Khi nghiên cứu triết học ngôn ngữ, mọi người đều thừa nhận bản chất cơ bản của ngôn ngữ luôn khởi đi và được xây dựng trên ba bình diện cơ bản là: ngữ vựng (vocabulary) – ngữ âm (phonology) – và ngữ pháp (grammar). Đồng thời, ngôn ngữ thường mang cấu trúc với ba thành tố là dấu hiệu (morpheme), ngôn ngữ là về cấu trúc (syntax), và ngôn ngữ là về ý nghĩa (semantics). Tuy nhiên, việc sử dụng ngôn ngữ thành thạo và giao tiếp hoàn hảo là điều không hề dễ dàng với một số người. Do đó, không ít lần con người giao tiếp mà không hiểu nhau, dẫn đến hiểu lầm và xung đột. Để giải quyết vấn đề phức tạp của ngôn ngữ, Wittgenstain đề xuất rằng ta phải sử dụng ngôn ngữ cách logic nghĩa là câu nói hoặc câu viết phải rõ rằng ngữ nghĩa và hữu dụng hơn. Cụ thể, ông đã viết nên các luận đề trong Logic Tractatus. Tuy nhiên, cuốn sách đó không được nhiều người hiểu, bởi vì mệnh đề của ông đưa ra khá ngắn gọn và nó khiến người ta phải đồng ý hoặc không ngay lập tức.

Với Wittgenstein, ông muốn tổ hợp hai yếu tố vật chất và hình thức lại với nhau (Wittgensteins combines matter and form, they belong together), điều này có vẻ ngược với Plato khi ông muốn phân chia form and matter. Trong Tractatus Logico Philosophias, Wittgenstein cho rằng: “a state of affairs is a combination of objects.”[vii] Thật vậy, ông quan niệm rằng thế giới là tổ hợp của các facts với nhau, mà trong đó, fact là tổ hợp của các đội tượng. The world = facts+ facts… and fact = objects+objects…. Và chúng được combined together. Do đó, ngôn ngữ đi kèm với thế giới và từ ngữ (word), label đi kèm với đối tượng (object). Wittgenstein cho rằng con người thì hướng đến các object (proberty), điều này ngược với chủ nghĩa duy tâm mà Russell quan niệm ‘không có gì tồn tại độc lập cả’.

Khi bàn về các objects, Wittgenstein quan niệm “objects are simple,”[viii] và trong thực tế, “Things are independent in so far as they can occur in all possible situations, but this form of independence is a form of connexion with states of affairs, a form of dependence..”[ix] Ông cho rằng cơ sở hình thành khái niệm ngôn ngữ là khi tâm trí di chuyển trong không gian khái niệm, ông cho rằng: mind move to conceptal space and form the concept of the world. Indeed, “if the world had no substance then whether a proposition had sense would depend on whether another proposition was time.”[x] Therefore, chúng ta thấy hệ thống logic của Wittgenstein là bộ ba: world-language-thought liên hệ trực tiếp với nhau. Ví dụ, nếu chúng ta nói: ‘quả cảm trên bàn’ thì that is fact; nhưng nếu ta nói ‘quả cam thì comfortable’ thì mệnh đè này sẽ vô nghĩa vì có nhiều cách hiểu. Vì thế, Wittgenstein đã kết luận: “language is a part of our organism and no less complicated than it.”

Trong thực tế, khi chúng ta sử dụng ngông ngữ để giao tiếp cụ thể là lời nói, chữ viết hoặc ký hiệu… thì chúng phải có ý nghĩa và dễ hiểu, chứ không phải ta cảm thấy như thế nào và diễn tả một cách mơ hồ về nó với từ ngữ nghèo nạn và kém phong phú. Do đó, Wittgensteins cho rằng hiểu lầm cách thức hoạt động của ngôn ngữ dẫn đến cuộc sống này có nhiều giả tạo. Ông giải thích rằng: “the limits of my language mean the limits of my world.”[xi] Vì thế, ông đề nghị mọi người hãy chú ý đến điều vô nghĩa nơi chính mình, và điều cần thiết nhất trong giao tiếp hằng ngày, đó là chúng ta sử dụng từ ngữ cho chính xác, rõ ràng hơn và đó là cách chúng ta nghiên cứu triết học.

Sau cùng, Wittgensteins said: “my propositions serve as elucidations in the following way: anyone who understands me eventually recognizes them as nonsensical, when he has used them as steps to climb up beyond them. (He must, so to speak, throw away the ladder after he has climbed up it.) He must transcend these propositions, and then he will see the world aright.”[xii]. Do đó, ‘nỗ lực của triết học là loại bỏ chính mình và giải thoát’. Với Wittgenstein, những luận đề cuối cùng trong cuốn Tractatus Logico Philosophicus, ông xác định bản chất của ngôn ngữ cuối cùng cũng tìm về cuội nguồn của sự thinh lặng. Ông viết: “language of being is big silents” và thực tế trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta, điều đó rất đúng khi ‘nature loves to hide.’ Bởi vì theo Wittgenstein, silence is an origin of language và “what we cannot speak about we must pass over in silence.”[xiii]

Kết luận

Nói như Stephen Hawking (1942-2018), nhiệm vụ duy nhất còn lại của triết học là phân tích ngôn ngữ, còn nói như Ludwig Wittgenstein quan niệm về triết học ngôn ngữ là: triết học là một trận đấu sử dụng phương tiện ngôn ngữ để chống lại cơn mê mẩn của trí tuệ của chúng ta, đồng thời the meaning of a word is its use in the language. Wittgenstein viết: philosophy is a battle against the bewitchment of our intelligence by means of language. Và bài học đó đáng được lặp lại hàng ngày nếu không muốn nói là hàng giờ để ta có thể hiểu được mối liên hệ giữa ngôn ngữ và thế giới không đơn giản như những gì ta đang tiếp cận hằng ngày. Chính vì vậy, Wittgenstein đã thẳng thắn chỉnh đốn quan điểm phân tích, chẻ nhỏ ngôn ngữ như những mệnh đề để thâm nhập bản chất tồn tại, cụ thể trong câu: “Không có cách nào giúp ta phân tích được lối tùy nghi phức tạp trong ngôn ngữ. Cho nên mỗi lần đụng phải vấn đề này ta phải tìm cho bằng được sự khác nhau của mỗi mệnh đề.”[xiv]  Sau cùng, Wittgenstein cho rằng: “Phê bình triết học là phê bình ngôn ngữ.”[xv]


Minh Đức S.J.

 Biography

 

Ludwig Wittgenstein, Tractatus Logico Philosophicus, Translation by D. F. Pears & B. F. McGuinness, New York: The Humanities Press,

Noam Chomsky, Language and Mind, Third Edition, Cambridge University Press, 2000, 88

Hans-Georg Gadamer, Truth and Method, Second, Revised Edition, Translation revised by Joel Weinsheimer and Donald G. Mars, 2004, 454

 



[i] Ludwig Wittgenstein, Tractatus Logico Philosophicus, Translation by D. F. Pears & B. F. McGuinness, New York: The Humanities Press, n.5.6, 115

[ii] Cf. Ludwig Wittgenstein, Tractatus Logico Philosophicus, Translation by D. F. Pears & B. F. McGuinness, New York: The Humanities Press, 3

[iii] Ludwig Wittgenstein, Tractatus Logico Philosophicus, Translation by D. F. Pears & B. F. McGuinness, New York: The Humanities Press, n.2.141, 15

[iv] Ibid, n. 1.1, 7

[v] Noam Chomsky, Language and Mind, Third Edition, Cambridge University Press, 2000, 88

[vi] Hans-Georg Gadamer, Truth, and Method, Second, Revised Edition, Translation revised by Joel Weinsheimer and Donald G. Mars, 2004, 454

[vii] Ludwig Wittgenstein, Tractatus Logico Philosophicus, Translation by D. F. Pears & B. F. McGuinness, New York: The Humanities Press, n.2.01, 7

[viii] Ibid, n.202, 11

[ix] Ibid, 2.0122, 9

[x] Ibid, 2.0211, 11

[xi] Ibid, 5.6, 115

[xii] Ibid, n. 6.54, 151

[xiii] Ibid, n. 7, 151

[xiv] Ibid, n. 3.3442

[xv] Ibid, n. 4.0031. 37

0 Comments: