Tổng số lượt xem trang

4,512

Thứ Ba, 31 tháng 10, 2023

HIỂU HƠN VỀ GIÁC NGỘ VÀ GIẢI THOÁT TRONG PHẬT GIÁO



Giác ngộ trong Phật giáo được hiểu là
: “Bouddha (Phật-đà), nghĩa là giả-giác (người giác-ngộ) sau một quá-trình suy-tư và tu-tập, người đó đã hiểu thấu đáo về chính mình và các hiện-tượng-thế-gian. Từ sự hiểu thấu đáo đó, người giác ngộ sẽ không còn lệ-thuộc vào thế-gian, họ nhận ra chân-tính của mình; kết quả là không còn đau khổ nữa.”[i] Với những người tu Phật giáo, “Giác Ngộ còn có nghĩa là ‘thấy biết sự thật’ và sự thật nghĩa là chân lý tối hậu, liên hệ tới sinh mệnh, hạnh phúc của con người.”[ii]

Để tu tập và đạt tới sự Giác ngộ, “tư tưởng Phật giáo xây dựng trên một nền tảng duy nhất và vững chắc, đó là Tứ-Diệu-Đế gồm:

Khổ-đế (chân lý về nỗi khổ);

- Tập-đế (Ái-dục là nguồn gốc kết tập nên nỗi khổ với Tam Độc là Tham, Sân, Si); 

- Diệt-đế (chấm dứt nỗi khổ, đạt tới Niết-Bàn: mục tiêu và cứu cánh của Phật giáo); 

- Đạo đế (phương thế diệt khổ: Bát chánh đạo (con đường chân chánh gồm 8 chi)).”[iii] 

Trong đó, Bát Chánh Đạo gồm có: Chánh kiến (Sammã Ditthi); Chánh tư duy (Sammã Sainkappa); Chánh ngữ (Sammã Vãcã); Chánh nghiệp (Sammã Kammanta); Chánh mạng (Sammã Ãjiva); Chánh tinh tấn (Sammã Vãyãma); Chánh niệm (Sammã Sati); Chánh định (Sammã Samãdhi). Cụ thể, Bát Chánh Đạo là “những phương thế diệt Ái-Dục để giải trừ đau khổ cho kiếp người do Đức Phật Thích-Ca tìm ra sau 6 năm tu tập, nó là Trung Đạo đi giữa hai cực đoan là Dục Lạc Và Khổ Hạnh, tránh được sự mờ tối của tinh thần và suy giảm trí tuệ, dần dần đưa con người đến Giác Ngộ và đạt đạo quả Niết Bàn (phúc lạc vĩnh hằng).[iv]

Ngoài ra, triết lý về Giác Ngộ còn được chứa đựng và lưu truyền trong bản văn “Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh” (do chính Đức Phật Thích Ca giảng riêng cho một đệ tử xuất sắc là Subhuti trong 22 năm. Trong đó, triết lý của Tâm Kinh dẫn đường chỉ lối trong phép tu Thiền để nhờ kinh này đạt tới Giác Ngộ, nó còn được gọi là Tâm Kinh Tụng.[v]

Giải thoát trong Phật giáo được hiểu là: “thân xác con người chịu những đau khổ là do Ái-Dục, một năng-lực tự tạo, một thành-phần tinh-thần luôn luôn nằm ẩn trong lòng mỗi người. Thân xác như một căn nhà, và các sườn của căn nhà đó là những ô-nhiễm như: tham, sân, si, ngã mạn, tà-kiến, hoài-nghi, buồn phiền, phóng dật, không biết hổ thẹn với điều xấu, không sợ hậu quả của điều xấu… Cây đòn dông là sự Vô-Minh, nó chống đỡ những ô nhiễm. Vô-Minh và những ô-nhiễm là do Ái-Dục kết tập nên, chúng làm con người phải đau khổ. Do đó, để được Giải Thoát khỏi gốc rễ Ái-Dục, mọi người cần tu-tập và thiền định. Đó là Diệu-Pháp do Đức Phật Thích-Ca tìm ra sau bao năm tháng dày công tu-tập, trầm-tư và tham-thiền. Đó là cốt tủy của giáo lý Phật Giáo để Giải thoát con người khỏi vong thân.”[vi]

Thật vậy, trong kinh Udana có viết: “Này hỡi Tỳ khưu (đại đệ tử), cũng như nước của đại dương hùng dũng chỉ có một vị là vị mặn của muối, giáo pháp chỉ có một vị là vị giải thoát.”[vii] Tương truyền vào tuần thứ bảy, khi chứng-nghiệm quả phúc Giải-thoát, Đức Thích-Ca đã nói: “Xuyên qua nhiều kiếp sống trong vòng luân-hồi, Như Lai thênh thang đi, đi mãi. Như-Lai đi tìm mãi mà không gặp, Như-Lai đi tìm người thợ cất cái nhà này. Lập đi lập lại đời sống quả thật là phiền muộn. này hỡi người thợ làm nhà. Như-Lai đã tìm được ngươi. Từ đây, ngươi không còn cất nhà cho Như-Lai nữa. Tất cả sườn nhà đều gãy, cây đòn dông của ngươi dựng lên cũng bị phá tan. Như-Lai đã chứng quả Vô-sanh Bất-diệt và Như-Lai đã tận diệt mọi Ái-Dục” (Narada M. Thera, 73). Thật vậy, “triết lý của Đức Thích Ca không truy tìm chân lý hay nguyên nhân đau khổ ở bên ngoài, mà quay trở lại nội tâm để tìm ra nguyên nhân đau khổ, đồng thời tìm ra chân lý tối thượng, nhờ đó mọi người sẽ được giải thoát.”[viii]

 



[i] Lý Minh Tuấn, Đông Phương Triết Học Cương Yếu (Sài Gòn: Nxb Hồng Đức, 2014), 446

[ii] Lý Minh Tuấn, Những Vấn Đề Thiết Yếu Trong Triết Đông, Chương XVIII: Tiệm Ngộ và Đốn Ngộ, (Hà Nội, Nxb Hồng Đức, 2023, 361

[iii] Lý Minh Tuấn, Đông Phương Triết Học Cương Yếu (Sài Gòn: Nxb Hồng Đức, 2014), 460

[iv] Lý Minh Tuấn, Vào Cửa Triết Đông, (Tp. Hồ Chí Minh, in lần 1 năm 2020, Nxb Trẻ), 37

[v] Lý Minh Tuấn, Cửa Thứ Nhất Vào Núi Thiếu Thất Tâm Kinh Tụng & Chứng Đạo Ca dịch và giải, (Hà Nội, Nxb Hồng Đức, 2023, 12-13

[vi] Lý Minh Tuấn, Đông Phương Triết Học Cương Yếu (Sài Gòn: Nxb Hồng Đức, 2014), 451-452

[vii] Lý Minh Tuấn, Triết Lý Chữ Hòa, (Tp. Hồ Chí Minh, Nxb Phương Đông, 2011), 123

[viii] Lý Minh Tuấn, Đông Phương Triết Học Cương Yếu (Sài Gòn: Nxb Hồng Đức, 2014), 450-452

Minh Đức SJ

Related Posts:

  • How does Hinduism deal with the idea of God, man, works, in its various scriptures and traditions?Topic 1: How does Hinduism deal with the idea of God, man, works, in its various scriptures and traditions?           According to a statistical comparison of World Religion’s website, Hinduism i… Read More
  • CON NGƯỜI LÀ CÂY SẬY BIẾT SUY TƯ CON NGƯỜI LÀ CÂY SẬY BIẾT SUY TƯĐặt vấn đềNhìn vào thảm kịch bi hoàng của đại dịch Covid-19 vừa qua, với số người tử vong lên đến hàng triệu người chỉ trong vòng chưa đầy ba năm kể từ khi đại dịch đầu tiên bùng phát. Vi… Read More
  • THÂN PHẬN CON NGƯỜI THÂN PHẬN CON NGƯỜIĐặt vấn đềNhìn vào thảm kịch bi hoàng của đại dịch Covid-19 vừa qua, với số người tử vong đã lên đến hàng triệu người chỉ trong vòng chưa đầy ba năm kể từ khi đại dịch đầu tiên bùng phát.  Nhiều … Read More
  • Triết Khoa Học Tóm Môn Triết Khoa Học 12.2022   1. Triết lý khoa học là gì? Tại sao triết lý khoa học quan trọng xét như là một phân ngành của triết lý về nhận thức và siêu hình học?  Triết học của khoa học là một nghiên … Read More
  • BÀI TÓM SIÊU HÌNH HỌC BÀI TÓM SIÊU HÌNH HỌCCâu 1: Tại sao yếu tính lại là niệm tính, là định nghĩa, và là tên gọi của một hữu thể? - Yếu tính (essence, do động từ esse: là mà ra): yếu tính là đặc trưng vững bền tạo nên căn tính của một ngườ… Read More

0 Comments: