J.P. Sartre là triết gia hiện sinh người Pháp, khởi đi từ những ưu tư, trăn trở về tương quan chân thực với tha nhân, Sartre đã đề ra những lý thuyết của mình. Tuy nhiên, có lẽ tư tưởng của ông khá độc đáo nhưng dường như có vẻ bị quan nếu không muốn nói là cực đoan bác nhỉ! Nhắc đến J. P. Sartre có lẽ những sinh viên triết học thường liên tưởng đến hai cuốn sách nối tiếng là Hiện hữu và hư vô (Being and Nothingness), và Buồn Nôn (La Nausee).
Bàn về hiện hữu của tôi trong tương quan với tha nhân, trước Sartre đã có nhiều người đề cập. Chẳng hạn như Aristotle đặt vấn đề là “liệu rằng tôi có thể sống đức hạnh, hạnh phúc mà không cần đến tha nhân?”, hay như triết học đạo đức của E. Levinas cho rằng: “khuôn mặt tha nhân chất vấn chính tôi về sự hiện hữu”; hay như Martin Buber khẳng định: “hiện hữu chân thực của tôi chỉ có khi và chỉ khi tôi có tương quan nghiêm túc với tha nhân”; G. Marcel, Karl Jasper thừa nhận tha nhân là huyền nhiệm… Nhưng, M. Heidegger cẩn thận nhắc nhở rằng: tha nhân dường như là mối đe dọa về sự hiện hữu chân thực mà có đôi khi Dasein dễ bị tha hóa (đánh mất chính mình) trong cõi người ta….
J.P. Sartre lại có cái nhìn có vẻ gay gắt hơn, ông cho rằng: tương quan vs tha nhân dường như tạo nên sự căng thẳng và xung đột… “cuộc đời chó má” nói theo ngôn ngữ bình dân là vậy. Cũng khởi đi như Edmund Husserl người được xem là khởi xướng cho Hiện Tượng Học, J. P. Sartre nhận định về hai hữu thể quan trong sau dùng hiện tượng học, đó là hữu-tại-ngã (being-in-itself; tồn tại tự thân của các sự vật, và ko có tha tính) và hữu-vị-ngã (being-for-itself, tồn tại cho chính nó, là thế giớ của ý thức, có chủ thể tính).
Kế đến, Sartre mô trả tương quan với tha nhân trong 3 giai đoạn: không ý thức về sự hiện hữu của thân nhân (tập trung vào mình); Ý thức về tha nhân (nhưng vẫn còn nghĩ về mình); tha nhân cũng là chủ thể có ý thức, nên họ nhìn về tôi và tôi lại trở thành đối tượng cho chủ thể đó. Đến đây mới thấy được vấn đề của Sartre, đó là khi tha nhân hướng ánh nhìn về tôi (gaze), ông cho rằng: cái nhìn đó chất vấn chính tôi giúp tôi ý thức mình đang hiện hữu, nhưng có thể kèm theo cảm xúc xấu hổ, vì có thể tha nhân nhìn tôi với ánh nhìn tiêu cựu, hình ảnh ko tốt nè… tôi trở thành đối thể bị săm soi, phê bình… Sartre cho rằng, lúc này họ mất hữu-vị-ngã.
Vậy, theo Sartre tha nhân nhìn tôi làm tôi mất tự do, cảm giác dường như mình sống trong bất an và thế giới không còn trong tầm tay của mình nữa. Chủ thế bị xấu hổ, tổn thương, mất đi chủ thể tính… do đó, ông Sartre mới phát biểu “tha nhân là địa ngục”. “Hell is other people” (Jean-Paul Sartre, No Exit, translated by Stuart Gilbert).
Một chút hiểu biết nhỏ bé về Sartra với câu nói trên.
0 Comments:
Không cho phép có nhận xét mới.