Tổng số lượt xem trang

Thứ Ba, 31 tháng 10, 2023

HIỂU HƠN VỀ GIÁC NGỘ VÀ GIẢI THOÁT TRONG PHẬT GIÁO



Giác ngộ trong Phật giáo được hiểu là
: “Bouddha (Phật-đà), nghĩa là giả-giác (người giác-ngộ) sau một quá-trình suy-tư và tu-tập, người đó đã hiểu thấu đáo về chính mình và các hiện-tượng-thế-gian. Từ sự hiểu thấu đáo đó, người giác ngộ sẽ không còn lệ-thuộc vào thế-gian, họ nhận ra chân-tính của mình; kết quả là không còn đau khổ nữa.”[i] Với những người tu Phật giáo, “Giác Ngộ còn có nghĩa là ‘thấy biết sự thật’ và sự thật nghĩa là chân lý tối hậu, liên hệ tới sinh mệnh, hạnh phúc của con người.”[ii]

Để tu tập và đạt tới sự Giác ngộ, “tư tưởng Phật giáo xây dựng trên một nền tảng duy nhất và vững chắc, đó là Tứ-Diệu-Đế gồm:

Khổ-đế (chân lý về nỗi khổ);

- Tập-đế (Ái-dục là nguồn gốc kết tập nên nỗi khổ với Tam Độc là Tham, Sân, Si); 

- Diệt-đế (chấm dứt nỗi khổ, đạt tới Niết-Bàn: mục tiêu và cứu cánh của Phật giáo); 

- Đạo đế (phương thế diệt khổ: Bát chánh đạo (con đường chân chánh gồm 8 chi)).”[iii] 

Trong đó, Bát Chánh Đạo gồm có: Chánh kiến (Sammã Ditthi); Chánh tư duy (Sammã Sainkappa); Chánh ngữ (Sammã Vãcã); Chánh nghiệp (Sammã Kammanta); Chánh mạng (Sammã Ãjiva); Chánh tinh tấn (Sammã Vãyãma); Chánh niệm (Sammã Sati); Chánh định (Sammã Samãdhi). Cụ thể, Bát Chánh Đạo là “những phương thế diệt Ái-Dục để giải trừ đau khổ cho kiếp người do Đức Phật Thích-Ca tìm ra sau 6 năm tu tập, nó là Trung Đạo đi giữa hai cực đoan là Dục Lạc Và Khổ Hạnh, tránh được sự mờ tối của tinh thần và suy giảm trí tuệ, dần dần đưa con người đến Giác Ngộ và đạt đạo quả Niết Bàn (phúc lạc vĩnh hằng).[iv]

Ngoài ra, triết lý về Giác Ngộ còn được chứa đựng và lưu truyền trong bản văn “Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh” (do chính Đức Phật Thích Ca giảng riêng cho một đệ tử xuất sắc là Subhuti trong 22 năm. Trong đó, triết lý của Tâm Kinh dẫn đường chỉ lối trong phép tu Thiền để nhờ kinh này đạt tới Giác Ngộ, nó còn được gọi là Tâm Kinh Tụng.[v]

Giải thoát trong Phật giáo được hiểu là: “thân xác con người chịu những đau khổ là do Ái-Dục, một năng-lực tự tạo, một thành-phần tinh-thần luôn luôn nằm ẩn trong lòng mỗi người. Thân xác như một căn nhà, và các sườn của căn nhà đó là những ô-nhiễm như: tham, sân, si, ngã mạn, tà-kiến, hoài-nghi, buồn phiền, phóng dật, không biết hổ thẹn với điều xấu, không sợ hậu quả của điều xấu… Cây đòn dông là sự Vô-Minh, nó chống đỡ những ô nhiễm. Vô-Minh và những ô-nhiễm là do Ái-Dục kết tập nên, chúng làm con người phải đau khổ. Do đó, để được Giải Thoát khỏi gốc rễ Ái-Dục, mọi người cần tu-tập và thiền định. Đó là Diệu-Pháp do Đức Phật Thích-Ca tìm ra sau bao năm tháng dày công tu-tập, trầm-tư và tham-thiền. Đó là cốt tủy của giáo lý Phật Giáo để Giải thoát con người khỏi vong thân.”[vi]

Thật vậy, trong kinh Udana có viết: “Này hỡi Tỳ khưu (đại đệ tử), cũng như nước của đại dương hùng dũng chỉ có một vị là vị mặn của muối, giáo pháp chỉ có một vị là vị giải thoát.”[vii] Tương truyền vào tuần thứ bảy, khi chứng-nghiệm quả phúc Giải-thoát, Đức Thích-Ca đã nói: “Xuyên qua nhiều kiếp sống trong vòng luân-hồi, Như Lai thênh thang đi, đi mãi. Như-Lai đi tìm mãi mà không gặp, Như-Lai đi tìm người thợ cất cái nhà này. Lập đi lập lại đời sống quả thật là phiền muộn. này hỡi người thợ làm nhà. Như-Lai đã tìm được ngươi. Từ đây, ngươi không còn cất nhà cho Như-Lai nữa. Tất cả sườn nhà đều gãy, cây đòn dông của ngươi dựng lên cũng bị phá tan. Như-Lai đã chứng quả Vô-sanh Bất-diệt và Như-Lai đã tận diệt mọi Ái-Dục” (Narada M. Thera, 73). Thật vậy, “triết lý của Đức Thích Ca không truy tìm chân lý hay nguyên nhân đau khổ ở bên ngoài, mà quay trở lại nội tâm để tìm ra nguyên nhân đau khổ, đồng thời tìm ra chân lý tối thượng, nhờ đó mọi người sẽ được giải thoát.”[viii]

 



[i] Lý Minh Tuấn, Đông Phương Triết Học Cương Yếu (Sài Gòn: Nxb Hồng Đức, 2014), 446

[ii] Lý Minh Tuấn, Những Vấn Đề Thiết Yếu Trong Triết Đông, Chương XVIII: Tiệm Ngộ và Đốn Ngộ, (Hà Nội, Nxb Hồng Đức, 2023, 361

[iii] Lý Minh Tuấn, Đông Phương Triết Học Cương Yếu (Sài Gòn: Nxb Hồng Đức, 2014), 460

[iv] Lý Minh Tuấn, Vào Cửa Triết Đông, (Tp. Hồ Chí Minh, in lần 1 năm 2020, Nxb Trẻ), 37

[v] Lý Minh Tuấn, Cửa Thứ Nhất Vào Núi Thiếu Thất Tâm Kinh Tụng & Chứng Đạo Ca dịch và giải, (Hà Nội, Nxb Hồng Đức, 2023, 12-13

[vi] Lý Minh Tuấn, Đông Phương Triết Học Cương Yếu (Sài Gòn: Nxb Hồng Đức, 2014), 451-452

[vii] Lý Minh Tuấn, Triết Lý Chữ Hòa, (Tp. Hồ Chí Minh, Nxb Phương Đông, 2011), 123

[viii] Lý Minh Tuấn, Đông Phương Triết Học Cương Yếu (Sài Gòn: Nxb Hồng Đức, 2014), 450-452

Minh Đức SJ

Các đạo sĩ Ấn cho rằng “có mạc khải trong Thánh Điển Veda.” Vậy, Mạc khải là gì? Hãy chứng minh qua Veda.



Trước hết, ta hiểu Mạc () là cái màn, khăn che; Khải () là mở ra. Mạc khải là mở ra những điều kín ẩn, bị che giấu. Điều này có nghĩa là Đấng Tối Cao, hay Thượng Đế muốn tỏ bày chính mình và Chân Lý cho con người.

Các đạo sĩ Ấn tin rằng: “trong Thánh Điển Veda có Mạc khải và những Chân Lý do Thượng Đế Mạc Khải cho loài người ở đầu mỗi chu kỳ vũ trụ.” (Lý Minh Tuấn, Triết Lý Chữ Hòa, (Tp. Hồ Chí Minh, Nxb Phương Đông, 2011), 123). Cụ thể là trong Thánh Điển Veda có bài Tụng Ca Đấng Sáng Tạo (Visvakarman), sau khi được đại hiền triết tra vấn về những Chân lý, Thượng Đế đã trả lời:

“…Hỡi đại hiền triết!

Hãy tìm vào bên trong,

Và thực-hiện ở tại chính tâm mình.

Cơ sở của vũ-trụ.

Mà Người đã kiến-thiết.”

(Nguyễn Đăng Thục, Lịch Sử Triết Học Phương Đông, 37-38)

 

Điều này có nghĩa là Chân Lý được Mặc Khải trong kinh Veda. Đồng thời, Chân Lý cũng được đặt để, phú bẩm sẵn ở bên trong lòng mỗi người. Thật vậy, theo truyền thống Ấn giáo thì Biết là do Thượng Đế Mạc khải, và “Chân Lý chính là Thượng Đế, là Đấng Tối Cao, và chính Ngài luôn luôn hiện diện bên trong con người, và qua đó truyền thông Chân Lý cho chúng ta mỗi ngày một nhiều hơn trong khi mà khả năng tiếp thu của chúng ta trở nên mỗi ngày một tinh tường” (Lý Minh Tuấn, Đông Phương Triết Học Cương Yếu (Sài Gòn: Nxb Hồng Đức, 2014), 364 – 375). Như vậy, chính tâm hồn, hay cung lòng của mỗi người là nơi chứa đựng Mặc Khải. Điều này gần giống với trực giác của thánh Augustinô, khi ngài cảm nhận rất rõ về sự hiện diện của Thiên Chúa ở trong lòng mình. Hay như định nghĩa của Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo: “lương tâm của mỗi người là nơi Thiên Chúa hằng ngự trị” (GLHTCG s.1776).

Cùng với quan niệm: con người có khả năng khám phá và hiểu về Mặc Khải của Đấng Tối Cao,[1] các đạo sĩ Ấn còn cho rằng: “Thực Tại Tối cao là Nguyên Lý duy nhất của vũ trụ…và ‘chỉ hơi thở (Prana) của Người cũng đủ thành sinh khí cho cho toàn đại vũ trụ, đủ tạo nên vạn vật, sự chi phối đến độ đều nằm sẵn ở từng cá thể vi ti nhỏ nhặt nhất’ theo Atharva-Veda” (Lý Minh Tuấn, Vào Cửa Triết Đông, (Tp. Hồ Chí Minh, in lần 1 năm 2020, Nxb Trẻ, 26-27)).

Bên cạnh đó, những bậc đạo-sĩ-thấu-thị có khả năng tiếp thu những lời mật chú (mantra) từ Mạc Khải của Đấng Tối Cao; sau đó, các vị này đã chép lại vào trong Thánh Điển Veda. Như vậy, Thánh Điển Veda cũng chứa đựng những Chân Lý “cách gián tiếp” để truyền dạy cho các tín đồ. Tuy nhiên, như Mạc Khải trong Thánh Điển Veda thì chính mỗi người “bình thường” cũng có thể “tự” khám phá ra Chân Lý bên trong mình “cách trực tiếp” bằng con đường thực-nghiệm-nội-quan tâm-linh. Nhưng nó “đòi hỏi con người phải nỗ lực tu tập, vượt ra ngoài lãnh vực lý trí, để đạt tới tri kiến tâm linh, để nhận được ơn thiên-khải, và có cái Biết-thực (Chân-tri), theo Rig-Veda.” (Lý Minh Tuấn, Đông Phương Triết Học Cương Yếu (Sài Gòn: Nxb Hồng Đức, 2014), 366).

 Minh Đức SJ



[1] Các đạo sĩ Ấn thường chỉ thị Thực Tại Tối Cao Vô Ngã với danh hiệu Brahman, mà con người có thể kết hiệp và hòa lẫn vào đó. Khi thành tựu đường tu, Atman (tiểu ngã, tự ngã) sẽ nên một với Brahman (Đại ngã), Tat Tvam Asi. (theo Lý Minh Tuấn, Vào Cửa Triết Đông, (Tp. Hồ Chí Minh, in lần 1 năm 2020, Nxb Trẻ, 28-29))

Thứ Ba, 17 tháng 10, 2023

HIỂU HƠN VỀ VŨ TRỤ HỌC

 
HIỂU HƠN VỀ VŨ TRỤ HỌC



Khi luận bàn về vũ trụ, có lẽ câu hỏi đầu tiên được nêu ra là: vũ trụ xuất phát từ đâu và khi nào? Và theo thời gian, nó vận hành ra sao? Trong bài viết này, chúng tôi sẽ nỗ lực tìm hiểu vấn đề đó ngang qua vài triết thuyết cơ bản.

Cách đây vài ngàn năm, nhiều người đã nghiên cứu và tìm cách giải thích về nguồn gốc của vũ trụ, đặc biệt là các triết gia thời Hy Lạp cổ đại. Trước hết, theo nhãn quan của một số tôn giáo, chẳng hạn như Hinduism, họ quan niệm vũ trụ được một con voi khổng lồ đỡ trên lưng, và con voi đó đứng trên con rùa, đồng thời, các con rùa cứ thế xếp chồng lên nhau. Với Do Thái Giáo, họ dựa vào Kinh Thánh Cựu Ước, cụ thể là sách Sáng Thế để giải thích về nguồn gốc của vũ trụ. Trong sách Sáng Thế có viết: “Lúc khởi đầu, Thiên Chúa sáng tạo trời đất. Đất còn trống rỗng, chưa có hình dạng, bóng tối bao trùm vực thẳm, và thần khí Thiên Chúa bay lượn trên mặt nước.” (Sáng Thế 1, 1-2). Tác giả của sách sáng thể giải thích là từ hỗn mang, Thiên Chúa tạo dựng nên vũ trụ này cách có trật tự và tốt đẹp chỉ trong vòng 6 ngày.

Đến thời Hy Lạp cổ đại, các triết gia tiền Socrates đã nghiên cứu và cho là có bốn nguyên tố cơ bản cấu thành nên vũ trụ là: đất, nước, khí, lửa. Với triết gia Plato, ông đưa ra vai trò của Thế Giới Linh Hồn (World Soul) và từ vật chất hỗn mang (chaos matter) dần hình thành những hình thức mang tính hình học (geomatrical forms). Plato phân chia pure form và pure matter, ở giữa chúng là bản thể (Substance); giữa bản thể (substance) với hình thức (form) là thực thể (acctuality); giữa bản thể (substance) với vật chất (matter) là tiềm thể (potential). Bên cạnh đó, với Aristotle, ông quan niệm về sự chuyển động (motion) với 2 khuynh hướng tự nhiên (nature) và dữ dội (violent). Ông đưa ra giải thuyết về sự tồn tại của 55 trí tuệ vũ trụ (cosmic intelligences), tựa như Thiên Chúa tối cao vận hành quả cầu vũ trụ (cosmic sphere) xoay vòng một cách hoàn hảo.

Vào thời trung cổ, Plotinus cho rằng mọi sự từ nhất thể mà ra, quan niệm đó gần giống với Aristotle. Nghĩa là vũ trụ xuất phát từ trên cao xuống dưới (flow from above), từ trên cao đó chính là cái đệ nhất mà ông gọi là The One. Điều này gần giống với quan niệm về Thiên Chúa trong Kinh Tin Kinh Nicea (Nicene Creed), tuyên xưng vai trò của Đức Giêsu Kitô như là Ngôi Lời (Logos) của Thiên Chúa để sáng tạo nên thế giới này. Thế nhưng, thánh Bonaventure quan niệm Đức Kitô như là Ngôi Lời của Chúa Cha, ngài cho rằng mọi sự xuất phát từ Thiên Chúa nhưng từ dưới lên trên. Tuy nhiên, cũng trong vấn đề vũ trụ luận này, thánh Thomas Aquinas khẳng định rằng sự hiện hữu của Thiên Chúa phải có trước tất cả mọi sự, để rồi Thiên Chúa tạo ra vạn vật. Thiên Chúa được sinh ra mà không phải được tạo thành (Substance=nessessary; ipsum esse slubs stein). Gần đây, trong Công Đồng Vat II, đã khẳng định rằng: “mục đích của vũ trụ được tạo thành là để Vinh Danh Thiên Chúa. Do đó, Thiên Chúa là khởi nguyên và cứu cánh của tạo thành.” Trở lại với Plotinus, ông đề ra thuyết nhật tâm, cụ thể là trái đất là trung tâm của vũ trụ này, tất các hành tinh quay với quỹ đạo đồng tâm Epicycle.

Đến thế kỷ XVI, Corpernicus qua quát sát hiện tượng nhật thực ông thấy mặt trăng che trái đất, và hiện tượng nguyệt thực thì trái đất che mặt trăng. Dựa vào các bóng của chúng, Corpernicus kết luật mặt trời là trung tâm của vũ trụ và ông đã đề ra thuyết nhật tâm. Đến thế kỷ XVII, Johannes Kepler cho là: các hành tinh quay mặt trời với quỹ đạo hình elip. Tư tưởng này, Kepler đã kế thừa từ nhà thiên văn học Đan Mạch là Tycho Branhe (họ dùng kính thiên văn để quan sát các hành tinh). Vào năm 1687, Issaac Newton, nhà vật lý học thiên tài người Anh, ngoài việc tìm ra công thức Vi Phân và công thức Phân tích quang phổ, ông cũng đã phát minh ra Định Luật Chuyển Động và Thuyết Vạn Vật Hấp Dẫn. Trong đó, ông định nghĩa Định Luật Vạn Vật Hấp Dẫn như sau: “mọi hạt đều hút những hạt khác trong vũ trụ với một lực tỉ lệ thuận với khối lượng và tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa tâm chúng.” Nhờ định luật Vạn Vật Hấp Dẫn, Newton đã tìm thấy lực hút trái đất và ông giải thích vì sao vạn vật, các hành tinh và cả mặt trăng đều quay quanh trái đất vì chúng có một lực hút. Thế nhưng, chúng phải quay quanh mặt trời, kể cả trái đất. Lý thuyết cơ học của Newton được nhiều người ưa chuộng, nhưng nó có điểm yếu là chưa tiên đoán chính xác sự di chuyển của điểm cận nhất của sao Thủy Mercury (ngôi sao bé gần mặt trời nhất).

Đến những năm 1905, 1915, Elbert Einstein, vĩ nhân tài năng người Đức đã đề ra thuyết Tương Đối Hẹp (special relativity) và Thuyết tương đối rộng (general relativity). Cả hai thuyết này đã giải quyết điểm yếu của cơ học Newton trước vấn đề đo khoảng cách chính xác giữa sao Thủy và mặt trời. Ông cũng đo được tốc độ ánh sáng là 300.000 km/s. Einstein cho rằng sao Thủy vì gần mặt trời nên nó chịu ảnh hưởng và bị uốn cong quỹ đạo nhất định. Sự uốn cong không thời gian xung quanh vật thể có khối lượng là một trong những điểm chính của thuyết tương đối rộng của E. Einstein. Với Einstein, vũ trụ này đang giãn nở.

Dựa theo thuyết Tương Đối của Einstein, Alexander Fricdmann (1922-1923) đã đề xuất vũ trụ đang giãn nở, và chính Georgors Lemaitre (1927) cũng cho rằng vũ trụ đang giãn nở từ một điểm nào đó, và ông đã đưa ra lý thuyết “Big Bag”. Thuyết Big Bag khởi đi từ việc vũ trụ giãn nở, ngược dòng thời gina nó về mới điểm khởi phát, nguyên thủy là một quả cầu lửa to khủng khiếp và không chỉ các hạt, nhưng còn có các nguyên tử và cuối cùng là các đám mây khí và bụi từ đó các ngôi sao được hình thành và có sự giãn nở bùng nổ của không gian và thời gian. Thuyết Big Bag này do linh mục Lemaitre đề ra và nó làm chúng ta gợi nhớ đến câu chuyện sáng tạo đầu tiên trong sách Sáng Thế, khi Thiên Chúa từ hư không người tạo dựng nên mọi sự.

Vào năm 1929, nhà thiên văn học người Mỹ là Edwin Hubble đã dùng kính thiên văn Hooker để quan sát các thiên hà chạy xa nhau, và năm 1931 ông cho là vũ trụ đang giãn nở thật. Đến năm 1948, Ralph Alpher và Robert Herman đã dự đoán bức phông xạ nền vi ba CMB (Cosmic Microwave Background) từ Big Bag. Nghĩa là nó xảy ra từ khoảng 375.000 năm sau vụ nổ Big Bag. Cũng vào năm 1948, Gedge Gamon đã dự đoán về bức phông xạ nền vi ba CMB, nhưng ông cho là vũ trụ đã dần nguội đi khi các proton và electron tạo cặp di chuyển tự do trong không gian thành nguyên tử Hydrogen. CMB có bức phổ giống với bức xạ nhiệt của vật đen do trước khi thoát ra thì photon ở trạng thái cân bằng với nhiệt độ trung bình cỡ 2.735k. Nhưng đến năm 1964, Arno Renzias và Robert Wilson đã tìm thấy CMB với nhiệt độ 3.5k, và vào năm 1978 họ được trao giải thưởng Nobel cho phát hiện chấn động giới thiên văn cũng như vật lý vào lúc đó.

Để đo được giá trị hằng số của vũ trụ, vào năm 1968, Gabriel Veneziano người Ý đã tìm ra Lý Thuyết Dây (String Theory). Nội dung của Lý Thuyết Dây là đi từ vật thể vĩ mô đến cấu trúc phân tử, từ đó ông phân tích ra cấu trúc nguyên từ, chúng chia làm hai loại là hạt nhân (gồm proton và neutron) và điện tử. Hạt nhân sẽ tiến tới hạt cơ bản rồi tới Quark và thành hình nên dây. Dây như một khái niệm chỉ vật thể một chiều mà các kiểu giao động khác nhau của nó hình thành các hạt cơ bản với các tính chất khác nhau. Nhiều hạt cấu tạo nên một dây và chúng được mô tả trong không gian và thời gian. Nhờ Lý Thuyết Dây mà Veneziano đã giải thích được các câu hỏi về tính tương đối của tự nhiên, hiệu ứng lượng tử của lỗ đên (black hole), mở đường cho hướng đi của cơ học lượng tử trong không gian, thời gian.

Không lâu sau, vào năm 1981, Alan Guth đã đề xuất thuyết Lạm Phát Vũ Trụ (Cosmic inflation) để giải thích câu hỏi là tại sao vũ trụ phẳng và không đồng nhất? cũng như làm sao có thể quan sát được các đơn cự từ. Sau đó, vào năm 1985 thì vệ tinh Cobe (Cosmic Background Explorer) phóng lên quỹ đạo trái đất để đo phổ CMBB. Sau vệ tinh Cobe là hoàng loạt các vệ tinh khác được phóng lên với độ chính xác cao hơn như WMAP (NASA), PLANCK… Hubble vào năm 1998 đưa ra một nhận định là vũ trụ đang giãn nở tăng tốc, cụ thể là Supernova Cosmology Project và High-z Suppernova. Cách chung, họ giải thích là vũ trụ được hình thành và phát triết khoảng 13,7 tỷ năm dựa trên thuyết Big Bag được đề ra vào thế kỷ XX. Trong thế kỷ XXI này, nhiều người cũng đặt ra câu hỏi là “bản chất năng lượng tối là gì?” và “bản chất của trường inflaton là gì?”

Những câu chuyện trên về sự hình thành vũ trụ của chúng ta khá im lặng về vai trò của Đức Chúa Trời Đấng Tạo Hóa trong câu chuyện khá kỳ diệu này về nguồn gốc của chúng ta. Đây cũng là trường hợp khi họ mô tả các quá trình vũ trụ mà cuối cùng dẫn đến sự ra đời của sự sống trên trái đất. Sự sống sinh học trên trái đất không thể xuất hiện nếu các ngôi sao lớn trước đó không tạo ra - thông qua phản ứng tổng hợp hạt nhân và sự phân hủy thảm khốc cuối cùng - carbon, oxy và sắt, như những thành phần thiết yếu của sự sống. Từ thực tế này, các nhà vật lý thiên văn, như Stephen Hawking, kết luận rằng vũ trụ của chúng ta, và có lẽ cả một số vũ trụ khác, đều thân thiện với sinh học. Nhưng điều này không có nghĩa là cần phải có một Đức Chúa Trời Đấng Tạo Hóa để lèo lái quá trình này. Đối với họ, việc đi đến một kết luận như vậy bị loại trừ do có nhiều quá trình thử và sai ngẫu nhiên liên quan đến việc hình thành chậm các bước chuẩn bị hướng tới sự xuất hiện của sự sống thông minh trên trái đất.

Chính tại thời điểm này, câu hỏi đặt ra là làm thế nào để hình dung lại mối quan hệ của Thiên Chúa Tạo Hóa với vũ trụ đang hình thành và đang phát triển. Việc hình dung lại như vậy càng cấp thiết hơn khi người ta nhận ra rằng tảng đá phá hủy mọi nỗ lực nhằm hòa hợp một vũ trụ tiến hóa với một Đức Chúa Trời Tạo Hóa là khái niệm hữu thần cổ điển về một Đấng thiết kế Đức Chúa Trời, Đức Chúa Trời của một vũ trụ đã được xác định trước. Tuy nhiên, tại sao lại bám vào khái niệm về một Chúa định trước, Đấng loại trừ bất kỳ yếu tố ngẫu nhiên nào trong cấu tạo của vũ trụ? Đã đến lúc trí tưởng tượng có thể hình dung ra một vị Chúa tạo ra một vũ trụ có khả năng sáng tạo nội tại, trong đó cơ hội và kết quả ngẫu nhiên đóng một vai trò quan trọng. Chúa hữu thần cổ điển đi đôi với một vũ trụ tĩnh tại. Tuy nhiên, một khi vũ trụ của chúng ta được coi là không ngừng phát triển, thì vị Thiên Chúa tĩnh tại đó phải được thay thế bằng Thiên Chúa Tạo Hóa, Đấng được hiểu là rộng lượng đến mức cho phép tạo vật chia sẻ sự sáng tạo của chính mình.

Bài tóm Cosmology 10.2023.

Đọc và tóm từ nhiều nguồn khác nhau.

Minh Đức

Thứ Năm, 12 tháng 10, 2023

Understanding the Nature and Purpose of Language from Wittgenstein's View

 

SAINT JOSEPH JESUIT SCHOLASTICATE VIETNAM PROVINCE OF THE SOCIETY OF JESUS

 

 

 

Understanding the Nature and Purpose of Language from Wittgenstein's View

 

 

A Term Paper submitted to the Course of Philosophy of Language at Saint Joseph Jesuit Scholasticate

 

presented by

Joseph Nguyễn Minh Đức, S.J.


 

 

supervised by

Dr. Remmon E. Barbaza

 

 

 

 

 

 

 

 

 

October, 2023

“The limits of my language mean the limits of my world.”[i] Ludwig Wittgenstein

Abstract

Perhaps rarely do we question the origin and purpose of language. Normally, we often understand language as a tool that helps us communicate daily with each other. However, the main purpose of language is to communicate, and what is the true nature of language? If we use language to communicate, why do people sometimes misunderstand each other? When they do not understand each other, what do they do to overcome that situation? This article will address those issues based on the views of philosopher Ludwig Wittgenstein (1889-1951) in his work Tractatus Logico Philosophicus.

Keywords

Language, World, Wittgenstein.


 

I.      Purpose of language

When we study language, many people agree that language is a tool for people to communicate with each other. Indeed, we understand each other better through communication through language. For example, when someone says something that we hear and understand, as well as when they write words and we read and understand the meaning of that message, it all flows from language. Of course, it is also necessary to assume that we have learned and understood the language well. For example, someone writes an English sentence, and because I have learned English, I understand that sentence.

Many people also consider language as a gift. Of course, we use this gift often in our daily lives. It is even more important because, without language, it is difficult for us to understand each other when communicating. It is through language that we develop in many aspects, especially knowledge. An example is when people invented writing around the 4th century BC. Then, people have contributed to building and developing human civilization. It is through language that good ideas are passed on to the next generation and thereby form a unique culture. Therefore, language can be considered a special and unique gift because it becomes a fundamental and decisive factor for human development in all areas of society.

In fact, language has many different forms, but all carry a certain socially conventional meaning. For example, speech, writing, images, symbols, signs, etc. are all used by humans to communicate and understand each other. However, each form of language has different purposes and meanings. For example, symbols are also an important form of language in our lives. For example, when participating in traffic, we see a red light at an intersection, and that is the sign that everyone agrees to stop moving, and when we see the green light appear, we understand it as a sign that we are allowed to move. All of those things are very real because they have meaning and are truths that most people in society conventionalize and accept.

Language is a means of thinking. With Wittgenstein, he argued that when I think in language, I have no “meaning” in my mind other than verbal expressions. Speech itself is a linguistic tool to express and express human thoughts. Wittgenstein even believed that a picture is also a sign of truth; "a picture is a fact"[ii] and “the world is the totality of facts, not of things”.[iii] Wittgenstein's above argument may be correct because if an artist has ideas in his mind and he realizes them through painting, then that is a very real thing. Therefore, this world is also the sum of realized ideas.

Wittgenstein believed that, problems related to philosophy in the phenomenal world are solved logically and dialectically. Indeed, at the beginning of the Tractatus, he assimilated the world with the proposition: the world is all that is the case. At the same time, he also asserted that the subject does not belong to the world; rather, it is the limit of the world. He sees something else, which is ‘a sense of mystery about the world in general’. Anything that cannot be proven to correspond to a certain observable reality, then it is something that we cannot completely finally, he asserted ‘to imagine a language is to imagine a form of life.’

II.    Nature of language

As for Noam Chomsky, he observes that “when we study human language, we are approaching what some might call the ‘human essence.’”[iv]  The special qualities of the mind are, as far as we know, uniquely human and inseparable from any important phase of human existence, individual or social. This means that it points to the cognitively bound nature of language. Meanwhile, Gadamer first introduced this idea in the third part of Truth and Method, in which he detailed his views on language: “It is the medium of language alone that, related to the totality of beings, mediates the finite, historical nature of man to himself and to the world”[v]. With Wittgenstein, he admitted that language plays a very important and dominant role in forming concepts when studying philosophy.

When studying linguistic philosophy, everyone acknowledges the basic nature of language, which always begins and is built on three basic aspects: vocabulary, phonetics, and grammar. At the same time, language often has a structure consisting of three elements: sign language (morphology), structural language (syntax), and meaning language (semantics). However, using language fluently and communicating perfectly is not easy for some people. Therefore, many times people communicate without understanding each other, leading to misunderstandings and conflicts. To deal with the complexity of language, Wittgenstein proposed that we must use language logically, meaning that spoken or written sentences must be semantically clearer and more useful.

In Tractatus Logico Philosophicus, Wittgenstein writes: “A state of affairs is a combination of objects.”[vi] Indeed, he believed that the world is a combination of facts, whereas truth is a combination of objects. World = events + events and event = objects + objects. And they are combined together. So language comes with the world and words and labels come with things. Wittgenstein believed that humans are oriented toward objects (property), which contrasts with the idealism in which Russell believed that 'nothing exists independently'.

When discussing objects, Wittgenstein conceives that “objects are simple.”[vii] and that, in fact, “things are independent in so far as they can occur in all possible situations, but this form of independence is a form of connection with states of affairs, a form of dependence.”[viii] He believes that the basis for forming linguistic concepts is when the mind moves into conceptual space and the conceptualization of the world. Indeed, ““if the world had no substance, then whether a proposition had sense would depend on whether another proposition was time.”[ix] Therefore, we see that Wittgenstein's logical system has a triadic nature: thought-world-languages are directly related to each other. For example, if we say ‘an orange on the table’ then it is true; but if you say "orange is comfortalbe", this statement will be meaningless because there are many interpretations. Thus, Wittgenstein concludes: “Language is a part of our organism and no less complicated than it.”

In fact, when we use language to communicate, specifically words, writing, or symbols, they must be meaningful and understandable, not how we feel and express them specificall vague about it with the words are poverty and lack of meaning. Therefore, Wittgenstein believes that misunderstanding how language works will lead to this life being full of artificiality. He explains that “the limits of my language mean the limits of my world.”[x] Therefore, he suggested that everyone should pay attention to the meaningless things in themselves, and the most necessary thing in daily communication is that we use words more accurately and clearly, and that is the way we study philosophy.

Finally, Wittgenstein says: “My propositions serve as elucidations in the following way: anyone who understands me eventually recognizes them as nonsensical when he has used them as steps to climb up beyond them. (He must, so to speak, throw away the ladder after he has climbed up it.) He must transcend these propositions, and then he will see the world aright.”[xi] Therefore, ‘the effort of philosophy is to eliminate oneself and liberate’. With Wittgenstein’s final thesis in Tractatus Logico Philosophicus, he determined the nature of language, finally finding the origin of silence. He writes “language of being is big silent” and in the reality of our daily lives, it is very true to say that “nature likes to hide”. According to Wittgenstein, silence is the origin of language, and “what we cannot speak about we must pass over in silence.”[xii]

Conclusion

As Stephen Hawking (1942-2018) said, the only remaining task of philosophy is the analysis of language, and Wittgenstein said: "Philosophical criticism is linguistic criticism." [xiii] He argues that philosophy is the fight against the bewitchment of our intelligence by the use of language. And that lesson is worth repeating every day, if not every hour, so that we understand that the relationship between language and the world is not as simple as what we encounter every day. Therefore, Wittgenstein frankly revised the analytical perspective, breaking down language into propositions to penetrate the nature of existence and complexity in the language. So every time we encounter this problem, we have to “find the difference between each clause"[xiv] and we use words more accurately and clearly to express it better.

Biography

 

Ludwig Wittgenstein, Tractatus Logico Philosophicus, Translation by D. F. Pears & B. F. McGuinness, New York: The Humanities Press,

Noam Chomsky, Language and Mind, Third Edition, Cambridge University Press, 2000, 88

Hans-Georg Gadamer, Truth and Method, Second, Revised Edition, Translation revised by Joel Weinsheimer and Donald G. Mars, 2004, 454

 



[i] Ludwig Wittgenstein, Tractatus Logico Philosophicus, Translation by D. F. Pears & B. F. McGuinness, New York: The Humanities Press, n.5.6, 115

[ii] Ludwig Wittgenstein, Tractatus Logico Philosophicus, Translation by D. F. Pears & B. F. McGuinness, New York: The Humanities Press, n.2.141, 15

[iii] Ibid. n. 1.1, 7

[iv] Noam Chomsky, Language and Mind, Third Edition, Cambridge University Press, 2000, 88

[v] Hans-Georg Gadamer, Truth  and Method Second, Revised Edition, Translation revised by Joel Weinsheimer and Donald G. Mars, 2004, 454

[vi] Ludwig Wittgenstein, Tractatus Logico Philosophicus, Translation by D. F. Pears & B. F. McGuinness, New York: The Humanities Press, n.2.01, 7

[vii] Ibid, n.202, 11

[viii] Ibid, 2.0122, 9

[ix] Ibid, 2.0211, 11

[x] Ibid, 5.6, 115

[xi] Ibid, n. 6.54, 151

[xii] Ibid, n. 7, 151

[xiii] Ibid, n. 4.0031. 37

[xiv] Ibid, n. 3.3442

Thứ Tư, 11 tháng 10, 2023

HIỂU VỀ BẢN CHẤT VÀ MỤC ĐÍCH CỦA NGÔN NGỮ THEO CÁI NHÌN CỦA WITTGENSTEIN

 

HIỂU VỀ BẢN CHẤT VÀ MỤC ĐÍCH CỦA NGÔN NGỮ THEO CÁI NHÌN CỦA WITTGENSTEIN

“The limits of my language mean the limits of my world.”[i] Ludwig Wittgenstein

Abstract

Có lẽ hiếm khi chúng ta đặt câu hỏi về nguồn gốc và mục đích của ngôn ngữ. Thông thường, chúng ta thường hiểu về ngôn ngữ như một công cụ để giúp chúng ta giao tiếp hằng ngày với nhau. Thế nhưng, liệu rằng mục đích chính của ngôn ngữ có phải là để giao tiếp hay không và đâu là bản chất đích thực của ngôn ngữ? Nếu ngôn ngữ dùng để giao tiếp vậy tại sao đôi khi mọi người vẫn hiểu lầm lẫn nhau và khi mọi người không hiểu nhau, họ sẽ làm gì để khắc phục tình trạng đó? Bài viết này sẽ giải quyết những vấn đề đó dựa trên quan điểm của triết gia Wittgenstein trong tác phẩm Tractatus Logico PhilosophicusPhilosophical Investigations.

I.      Mục đích của ngôn ngữ

Trước khi tìm hiểu sâu về mục đích của ngôn ngữ, chúng ta hãy bắt đầu bằng câu hỏi về nguồn gốc của ngôn ngữ. Trong thực tế, không dễ dàng để trả lời một cách chính xác là ngôn ngữ có từ khi nào. Nhưng để trả lời một cách chung chung thì vào thời kỳ Cổ Đại, một số triết gia Hy Lạp đã nghiên cứu và suy đoán về nguồn gốc của ngôn ngữ và họ cho rằng ngôn ngữ gắn liền với lịch sử phát triển của loài người. Khởi đi từ những âm thanh phát ra từ miệng con người cho đến việc dùng những ký hiệu, hình vẽ trên đất cát hoặc tường để con người giao tiếp với nhau.

Sau này, vào thời kỳ Khai Sáng, các suy đoán về nguồn gốc của ngôn ngữ được chú tâm nhiều hơn. Chẳng hạn như Thuyết duy tâm (idealism), với đại diện là Rousseau và Herder quan niệm ngôn ngữ khởi đi từ bản năng của con người ngang qua cách diễn đạt cảm xúc và ngôn ngữ được hình thành, ví dụ như âm nhạc và thơ ca. Thuyết “điều kiện chân lý” (truth condition) khẳng định rằng ý nghĩa của ngôn ngữ thuộc về điều kiện ta dùng để xác định chân lý của một mệnh đề. Thuyết ý vị (reference) nhấn mạnh vào sự vật hay bối cảnh mà chúng ta đang ám chỉ chính là biểu hiện của ý nghĩa của ngôn ngữ. Sau đó, Thuyết thực chứng logic (logical positivism) với I. Kant và Descartes với nhận định khác, họ cho rằng ngôn ngữ bắt nguồn từ suy nghĩ, lý luận và logic. theo thuyết thực dụng (pragmatism) ý nghĩa của ngôn ngữ được quyết định bởi hiệu quả của sự áp dụng của nó vào đời sống thực tế. Cuối cùng, vào thế kỷ XX, Ludwig Wittgenstein cho rằng triết học cần trở về với việc nghiên cứu ngôn ngữ.[ii]

Khi nghiên cứu ngôn ngữ, ta cần thừa nhận rằng cho dù nguồn gốc của ngôn ngữ có nguồn gốc từ đâu thì mọi người vẫn đồng ý với nhau là: ngôn ngữ là một công cụ để con người giao tiếp với nhau. Thật vậy, chúng ta hiểu nhau hơn ngang qua phương tiện truyền thông là ngôn ngữ. Ví dụ, có người nói điều gì đó mà chúng ta nghe và hiểu được cũng như khi họ viết những dòng chữ và chúng ta đọc và hiểu được ý nghĩa của thông điệp đó, tất cả đều khởi đi từ ngôn ngữ. Dĩ nhiên, cũng cần giả định rằng chúng ta đã học biết và hiểu rõ về ngôn ngữ đó, chẳng hạn như: có ai đó viết một câu tiếng Anh và vì tôi đã được học tiếng Anh nên tôi hiểu câu văn đó.

Nhiều người cũng cho rằng ngôn ngữ như là một món quà. Dĩ nhiên, món quà này chúng ta thường xuyên sử dụng nó trong đời sống hằng ngày. Thậm chí, nó rất quan trọng bởi vì nếu không có ngôn ngữ thì chúng ta khó lòng để hiểu nhau khi giao tiếp. Chính nhờ ngôn ngữ mà chúng ta phát triển về nhiều phương diện, đặc biệt là tri thức. Có một ví dụ là khi con người phát minh ra chữ viết vào khoảng thế kỷ thứ IV trước công nguyên, nhờ chữ viết mà con người góp phần vào việc xây dựng và phát triển văn minh nhân loại. Chính nhờ ngôn ngữ mà các ý tưởng hay được lưu truyền lại cho thế hệ sau và từ đó, nét văn hóa đặc trưng được hình thành. Do đó, có thể xem ngôn ngữ là một một món quà đặc biệt và có một không hai, khi nó trở thành yếu tố nền tảng quyết định cho sự phát triển của con người trong mọi lĩnh vực xã hội.

Trong thực tế, ngôn ngữ có nhiều dạng thức khác nhau nhưng đều truyền tải một ý nghĩa nào đó mà chúng được xã hội quy ước. Chẳng hạn như, lời nói, chữ viết, hình ảnh, ký hiệu, dấu chỉ… cách chung, chúng được con người sử dụng để giao tiếp và hiểu lẫn nhau. Tuy nhiên, mỗi kiểu thức của ngôn ngữ có những mục đích và ý nghĩa khác nhau. Ví dụ, các ký hiệu cũng là một dạng ngôn ngữ quan trọng trong đời sống của chúng ta, như là khi chúng ta tham gia giao thông, chúng ta thấy đèn đỏ ở ngã tư đường và đó là dấu hiệu được mọi người quy ước với nhau là dừng di chuyển và khi thấy đèn xanh xuất hiện, chúng ta hiểu rằng đó là dấu hiệu báo là chúng ta được phép di chuyển. Tất cả những điều đó thì rất thực tế bởi vì chúng có ý nghĩa và chúng là một sự thật mà đa phần mọi người trong xã hội quy ước và chấp nhận nó.

Ngôn ngữ chính là phương tiện của tư tưởng. Với Wittgenstein, ông lập luận rằng khi tôi suy nghĩ bằng ngôn ngữ, trong tâm trí của tôi không có ‘các ý nghĩa’ nào cả ngoài các biểu đạt bằng lời nói. Chính lời nói là một công cụ của ngôn ngữ để biểu hiện và diễn đạt tư tưởng của con người. Thậm chí, Witgenstein còn quan niệm một bức tranh cũng là một dấu chỉ của sự thật, “a picture is a fact”[iii] và “the world is the totality of facts, not of things”.[iv] Lập luận trên của Wittgenstein có thể đúng bởi vì nếu một họa sĩ có những ý tưởng trong đầu và ông ta đã hiện thực hóa chúng qua việc vẽ bức tranh thì đó là một điều rất thực. Vì vậy, thế giới này cũng chính là tổng thế của những ý tưởng được hiện thực hóa.

Wittgenstein cho rằng nhờ ngôn ngữ mà các vấn đề liên quan đến triết lý được giải quyết trong thế giới hiện tượng cách thỏa đáng về luận lý, biện chứng. Thật vậy, mở đầu của Tractatus, ông đã đồng hóa thế giới với mệnh đề: “Thế giới là toàn thể những gì đúng như thế” (the world is all that is the case). Đồng thời, ông cũng khẳng định rằng: “Chủ thể không thuộc về thế giới; đúng hơn, nó là một giới hạn của thế giới". Ông còn thấy thêm một cái nữa, đó là "cảm giác bí nhiệm về thế giới như một toàn bộ". Bất cứ cái gì mà ta không thể chứng minh rằng nó tương ứng với một thực tại nào đó có thể quan sát được, thì nó là cái ta không thể phát biểu đầy đủ ý nghĩa về nó. Cuối cùng, ông khẳng định rằng: “to imagine a language is to imagine a form of life.”

II. Bản chất của ngôn ngữ

Khi bàn về bản chất của ngôn ngữ, với các triết gia thời Hy Lạp cổ đại mà đại diện là là Gorgias và Platon, họ hoài nghi về mối quan hệ giữa từ ngữ, khái niệm thực tế. Với Gorgias, ông cho rằng ngôn ngữ không thể đại diện cho trải nghiệm khách quan lẫn nhân sinh, đồng thời giao tiếp và chân lý đều bất khả dĩ. Ngược lại, Platon cho rằng chúng ta sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp và diễn đạt các ý tưởng của mình bằng các khái niệm mà đôi khi chúng tồn tại độc lập với ngôn ngữ. Thật vậy, theo các nhà sinh vật học, khi não bộ chúng ta có các ý tưởng, chúng sẽ được mã hóa thành nhiều cách thức để diễn tả ý tưởng đó, có thể qua lời nói hoặc hành động. Vào thời kỳ sơ khai, khi con người biết sử dụng công cụ lao động thì sau tiếng nói, con người dùng dụng cụ lao động để tạo nên ký hiệu, hình vẽ để diễn đạt ý tưởng của mình. Dần dần, những ký hiệu đó được mọi người trong cộng đồng, xã hội chấp nhận và chúng trở thành ngôn ngữ cho con người giao tiếp và lưu truyền ý tưởng, kinh nghiệm và chúng dần dần trở thành nét văn hóa đặc trưng.

Các triết gia duy lý như I. Kant và Descartes cũng thừa nhận rằng về bản chất của ngôn ngữ được trải qua kinh nghiệm của con người về thế giới. Nhưng, các triết gia này đặt vấn đề là, liệu rằng ngôn ngữ có phản ảnh đơn thuần cấu trúc khách quan của thế giới, hay ngôn ngữ tạo ra những khái niệm mà nó áp đặt lên trải nghiệm về thế giới khách quan của chúng ta? Điều này dẫn đến câu hỏi là liệu rằng các vấn đề triết học có thực sự khởi đi từ ngôn ngữ học không? Và triết học ngôn ngữ đóng vai trò quan trọng như thế nào trong nghiên cứu triết học? Với Wittgenstein, ông thừa nhận ngôn ngữ đóng vai trò rất quan trọng và chủ đạo trong việc tạo ra các khái niệm khi nghiên cứu triết học.

Đối với Noam Chomsky, ông nhận định rằng: “When we study human language, we are approaching what some might call the ‘human essence’.”[v] the distinctive qualities of mind that are, so far as we know, unique to man and that is inseparable from any critical phase of human existence, personal or social. This means that it points out the epistemically binding nature of language. Trong khi đó, Gadamer first introduces this idea in the third part of Truth and Method, where he elaborates his views on language: “It is the medium of language alone that, related to the totality of beings mediates the finite, historical nature of man to himself and to the world”[vi].

Khi nghiên cứu triết học ngôn ngữ, mọi người đều thừa nhận bản chất cơ bản của ngôn ngữ luôn khởi đi và được xây dựng trên ba bình diện cơ bản là: ngữ vựng (vocabulary) – ngữ âm (phonology) – và ngữ pháp (grammar). Đồng thời, ngôn ngữ thường mang cấu trúc với ba thành tố là dấu hiệu (morpheme), ngôn ngữ là về cấu trúc (syntax), và ngôn ngữ là về ý nghĩa (semantics). Tuy nhiên, việc sử dụng ngôn ngữ thành thạo và giao tiếp hoàn hảo là điều không hề dễ dàng với một số người. Do đó, không ít lần con người giao tiếp mà không hiểu nhau, dẫn đến hiểu lầm và xung đột. Để giải quyết vấn đề phức tạp của ngôn ngữ, Wittgenstain đề xuất rằng ta phải sử dụng ngôn ngữ cách logic nghĩa là câu nói hoặc câu viết phải rõ rằng ngữ nghĩa và hữu dụng hơn. Cụ thể, ông đã viết nên các luận đề trong Logic Tractatus. Tuy nhiên, cuốn sách đó không được nhiều người hiểu, bởi vì mệnh đề của ông đưa ra khá ngắn gọn và nó khiến người ta phải đồng ý hoặc không ngay lập tức.

Với Wittgenstein, ông muốn tổ hợp hai yếu tố vật chất và hình thức lại với nhau (Wittgensteins combines matter and form, they belong together), điều này có vẻ ngược với Plato khi ông muốn phân chia form and matter. Trong Tractatus Logico Philosophias, Wittgenstein cho rằng: “a state of affairs is a combination of objects.”[vii] Thật vậy, ông quan niệm rằng thế giới là tổ hợp của các facts với nhau, mà trong đó, fact là tổ hợp của các đội tượng. The world = facts+ facts… and fact = objects+objects…. Và chúng được combined together. Do đó, ngôn ngữ đi kèm với thế giới và từ ngữ (word), label đi kèm với đối tượng (object). Wittgenstein cho rằng con người thì hướng đến các object (proberty), điều này ngược với chủ nghĩa duy tâm mà Russell quan niệm ‘không có gì tồn tại độc lập cả’.

Khi bàn về các objects, Wittgenstein quan niệm “objects are simple,”[viii] và trong thực tế, “Things are independent in so far as they can occur in all possible situations, but this form of independence is a form of connexion with states of affairs, a form of dependence..”[ix] Ông cho rằng cơ sở hình thành khái niệm ngôn ngữ là khi tâm trí di chuyển trong không gian khái niệm, ông cho rằng: mind move to conceptal space and form the concept of the world. Indeed, “if the world had no substance then whether a proposition had sense would depend on whether another proposition was time.”[x] Therefore, chúng ta thấy hệ thống logic của Wittgenstein là bộ ba: world-language-thought liên hệ trực tiếp với nhau. Ví dụ, nếu chúng ta nói: ‘quả cảm trên bàn’ thì that is fact; nhưng nếu ta nói ‘quả cam thì comfortable’ thì mệnh đè này sẽ vô nghĩa vì có nhiều cách hiểu. Vì thế, Wittgenstein đã kết luận: “language is a part of our organism and no less complicated than it.”

Trong thực tế, khi chúng ta sử dụng ngông ngữ để giao tiếp cụ thể là lời nói, chữ viết hoặc ký hiệu… thì chúng phải có ý nghĩa và dễ hiểu, chứ không phải ta cảm thấy như thế nào và diễn tả một cách mơ hồ về nó với từ ngữ nghèo nạn và kém phong phú. Do đó, Wittgensteins cho rằng hiểu lầm cách thức hoạt động của ngôn ngữ dẫn đến cuộc sống này có nhiều giả tạo. Ông giải thích rằng: “the limits of my language mean the limits of my world.”[xi] Vì thế, ông đề nghị mọi người hãy chú ý đến điều vô nghĩa nơi chính mình, và điều cần thiết nhất trong giao tiếp hằng ngày, đó là chúng ta sử dụng từ ngữ cho chính xác, rõ ràng hơn và đó là cách chúng ta nghiên cứu triết học.

Sau cùng, Wittgensteins said: “my propositions serve as elucidations in the following way: anyone who understands me eventually recognizes them as nonsensical, when he has used them as steps to climb up beyond them. (He must, so to speak, throw away the ladder after he has climbed up it.) He must transcend these propositions, and then he will see the world aright.”[xii]. Do đó, ‘nỗ lực của triết học là loại bỏ chính mình và giải thoát’. Với Wittgenstein, những luận đề cuối cùng trong cuốn Tractatus Logico Philosophicus, ông xác định bản chất của ngôn ngữ cuối cùng cũng tìm về cuội nguồn của sự thinh lặng. Ông viết: “language of being is big silents” và thực tế trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta, điều đó rất đúng khi ‘nature loves to hide.’ Bởi vì theo Wittgenstein, silence is an origin of language và “what we cannot speak about we must pass over in silence.”[xiii]

Kết luận

Nói như Stephen Hawking (1942-2018), nhiệm vụ duy nhất còn lại của triết học là phân tích ngôn ngữ, còn nói như Ludwig Wittgenstein quan niệm về triết học ngôn ngữ là: triết học là một trận đấu sử dụng phương tiện ngôn ngữ để chống lại cơn mê mẩn của trí tuệ của chúng ta, đồng thời the meaning of a word is its use in the language. Wittgenstein viết: philosophy is a battle against the bewitchment of our intelligence by means of language. Và bài học đó đáng được lặp lại hàng ngày nếu không muốn nói là hàng giờ để ta có thể hiểu được mối liên hệ giữa ngôn ngữ và thế giới không đơn giản như những gì ta đang tiếp cận hằng ngày. Chính vì vậy, Wittgenstein đã thẳng thắn chỉnh đốn quan điểm phân tích, chẻ nhỏ ngôn ngữ như những mệnh đề để thâm nhập bản chất tồn tại, cụ thể trong câu: “Không có cách nào giúp ta phân tích được lối tùy nghi phức tạp trong ngôn ngữ. Cho nên mỗi lần đụng phải vấn đề này ta phải tìm cho bằng được sự khác nhau của mỗi mệnh đề.”[xiv]  Sau cùng, Wittgenstein cho rằng: “Phê bình triết học là phê bình ngôn ngữ.”[xv]


Minh Đức S.J.

 Biography

 

Ludwig Wittgenstein, Tractatus Logico Philosophicus, Translation by D. F. Pears & B. F. McGuinness, New York: The Humanities Press,

Noam Chomsky, Language and Mind, Third Edition, Cambridge University Press, 2000, 88

Hans-Georg Gadamer, Truth and Method, Second, Revised Edition, Translation revised by Joel Weinsheimer and Donald G. Mars, 2004, 454

 



[i] Ludwig Wittgenstein, Tractatus Logico Philosophicus, Translation by D. F. Pears & B. F. McGuinness, New York: The Humanities Press, n.5.6, 115

[ii] Cf. Ludwig Wittgenstein, Tractatus Logico Philosophicus, Translation by D. F. Pears & B. F. McGuinness, New York: The Humanities Press, 3

[iii] Ludwig Wittgenstein, Tractatus Logico Philosophicus, Translation by D. F. Pears & B. F. McGuinness, New York: The Humanities Press, n.2.141, 15

[iv] Ibid, n. 1.1, 7

[v] Noam Chomsky, Language and Mind, Third Edition, Cambridge University Press, 2000, 88

[vi] Hans-Georg Gadamer, Truth, and Method, Second, Revised Edition, Translation revised by Joel Weinsheimer and Donald G. Mars, 2004, 454

[vii] Ludwig Wittgenstein, Tractatus Logico Philosophicus, Translation by D. F. Pears & B. F. McGuinness, New York: The Humanities Press, n.2.01, 7

[viii] Ibid, n.202, 11

[ix] Ibid, 2.0122, 9

[x] Ibid, 2.0211, 11

[xi] Ibid, 5.6, 115

[xii] Ibid, n. 6.54, 151

[xiii] Ibid, n. 7, 151

[xiv] Ibid, n. 3.3442

[xv] Ibid, n. 4.0031. 37