Tổng số lượt xem trang

Thứ Tư, 22 tháng 5, 2024

Thiên chúa có tồn tại không?


 


Thiên chúa có tồn tại không?

Tinh trả lời: 

- Câu trả lời của câu hỏi này thường lệ thuộc vào việc chúng ta quan niệm gì về Thiên Chúa và thế nào là "tồn tại". Các câu trả lời khác nhau có thể không mâu thuẫn nhau, nhưng chỉ vì chưa thống nhất các khái niệm, chưa nói về cùng một điều.

- Thiên Chúa có thể được quan niệm như thần thánh hay như nền tảng của mọi sự; như thực tại phi ngã hay hữu ngã (personal), như xa vời hay rất gần với con người và vạn vật, như có dấn thân vào lịch sử hay không, v.v. Những quan niệm khác nhau về Thiên Chúa sẽ dẫn đến những câu trả lời khác nhau.

- "Tồn tại" cũng có thể được quan niệm cách đa dạng: như một vật thể (vd như viên đá, cái cây, con cá), như một tiến trình (vd như sóng, lửa), như một quy luật (vd như luật vạn vật hấp dẫn), như một thực tại nhân sinh (tình yêu, lòng yêu nước, hy vọng, vui buồn, tương quan, v.v.).

- Ngoài ra, câu trả lời của câu hỏi này cũng có thể không dựa trên suy lý nữa, mà dựa trên cảm thức của con người: nhiều người cảm nhận có "thực tại" lớn hơn họ, không biết rõ Đó là gì, nhưng Có đó.

Thỏ trả lời:

Câu hỏi này nhắc ta về nội hàm cơ bản nhất của một "câu hỏi" thông qua việc nhắc lại các danh xưng khác của thuật ngữ "câu hỏi" như "vấn đề", "nan đề". "Thiên Chúa có tồn tại không?" có thể sẽ còn tồn tại ở dạng "câu hỏi" cho nhân loại trong một khoảng thời gian dài hoặc vô cùng dài nữa, bất chấp những nỗ lực và cả những xác quyết trả lời của tiền nhân qua các tôn giáo hữu thần như Thiên Chúa Giáo (gồm cả Hồi Giáo), Ấn Độ Giáo...

Có vẻ như con người, qua lịch sử phát triển & khai mở và cả những thành tựu khoa học đạt được vẫn chưa chạm đến được nhiều vấn đề siêu hình học như nguồn gốc vũ trụ hay cuộc sống đời sau.. bằng những phương pháp thực chứng khoa học. Từ xưa, Aristotle đã thử định nghĩa rằng "Thiên Chúa là động cơ tối hậu." nghĩa là, khi phải trả lời cho câu hỏi "Ai đỡ vũ trụ này?". "một con rùa". "ai đỡ con rùa trứ danh này?". "một con rùa khác." Vậy theo Aristotle, "tập n" của các con rùa này là Thiên Chúa chăng? Kant cho rằng chẳng ai lại rỗi hơi đi thờ phượng một Thiên Chúa là một "động cơ" như vậy cả! Hàng tỷ tín đồ Thiên Chúa Giáo tin rằng có một Thiên Chúa Cá Vị (personal) yêu thương nhân loại và ghi nhớ hết mọi "historical record" giữa mỗi cá nhân và Thiên Chúa để từ đó Người có thể yêu thương ta với một tình yêu riêng biệt chỉ dành cho riêng ta trong khi Người vẫn yêu thương nhân loại với một tình yêu phổ phát vô bờ bến của Người. Họ chẳng buồn đặt câu hỏi "Thiên Chúa có tồn tại không?" bởi lẽ với họ khác nào lại đi tự hỏi "ta có tồn tại không?" Thật thú vị!

Vậy thì "Thiên Chúa có tồn tại không?" Chiều nọ ta dạo chơi trong rừng, chân vấp phải một chiếc đồng hồ quả lắc tinh xảo, ta liền bật ra câu hỏi "ai tạo ra chiếc đồng hồ này?". Nhưng khi chân ta vấp phải hòn đá, vốn tất nhiên tinh xảo hơn và cấu tạo phức tạp hơn chiếc đồng hồ kia nhiều, ta lại không bật ra câu hỏi tương tự. Cách tiếp cận này của một triết gia người Anh cũng rất đáng để ta tham khảo đó chứ... vì rất nhiều người trong chúng ta không thấy thoải mái với ý tưởng là vũ trụ này tự có. Cũng có vài triết gia khuyên ta thôi...đừng hỏi nữa vì "lấy cái hữu hạn để suy ra cái vô hạn chẳng phải là bất khả sao?" Kỳ cùng thì, việc chứng minh rằng "Thiên Chúa không tồn tại." cũng bất khả như việc chứng minh rằng "Thiên Chúa tồn tại" vậy.

Minh Đức.

Hiểu hơn về câu nói "tha nhân là địa ngục của" Jean Paul Sartre

J.P. Sartre là triết gia hiện sinh người Pháp, khởi đi từ những ưu tư, trăn trở về tương quan chân thực với tha nhân, Sartre đã đề ra những lý thuyết của mình. Tuy nhiên, có lẽ tư tưởng của ông khá độc đáo nhưng dường như có vẻ bị quan nếu không muốn nói là cực đoan bác nhỉ! Nhắc đến J. P. Sartre có lẽ những sinh viên triết học thường liên tưởng đến hai cuốn sách nối tiếng là Hiện hữu và hư vô (Being and Nothingness), và Buồn Nôn (La Nausee).

Bàn về hiện hữu của tôi trong tương quan với tha nhân, trước Sartre đã có nhiều người đề cập. Chẳng hạn như Aristotle đặt vấn đề là “liệu rằng tôi có thể sống đức hạnh, hạnh phúc mà không cần đến tha nhân?”, hay như triết học đạo đức của E. Levinas cho rằng: “khuôn mặt tha nhân chất vấn chính tôi về sự hiện hữu”; hay như Martin Buber khẳng định: “hiện hữu chân thực của tôi chỉ có khi và chỉ khi tôi có tương quan nghiêm túc với tha nhân”; G. Marcel, Karl Jasper thừa nhận tha nhân là huyền nhiệm… Nhưng, M. Heidegger cẩn thận nhắc nhở rằng: tha nhân dường như là mối đe dọa về sự hiện hữu chân thực mà có đôi khi Dasein dễ bị tha hóa (đánh mất chính mình) trong cõi người ta….

J.P. Sartre lại có cái nhìn có vẻ gay gắt hơn, ông cho rằng: tương quan vs tha nhân dường như tạo nên sự căng thẳng và xung đột… “cuộc đời chó má” nói theo ngôn ngữ bình dân là vậy. Cũng khởi đi như Edmund Husserl người được xem là khởi xướng cho Hiện Tượng Học, J. P. Sartre nhận định về hai hữu thể quan trong sau dùng hiện tượng học, đó là hữu-tại-ngã (being-in-itself; tồn tại tự thân của các sự vật, và ko có tha tính) và hữu-vị-ngã (being-for-itself, tồn tại cho chính nó, là thế giớ của ý thức, có chủ thể tính).

Kế đến, Sartre mô trả tương quan với tha nhân trong 3 giai đoạn: không ý thức về sự hiện hữu của thân nhân (tập trung vào mình); Ý thức về tha nhân (nhưng vẫn còn nghĩ về mình); tha nhân cũng là chủ thể có ý thức, nên họ nhìn về tôi và tôi lại trở thành đối tượng cho chủ thể đó. Đến đây mới thấy được vấn đề của Sartre, đó là khi tha nhân hướng ánh nhìn về tôi (gaze), ông cho rằng: cái nhìn đó chất vấn chính tôi giúp tôi ý thức mình đang hiện hữu, nhưng có thể kèm theo cảm xúc xấu hổ, vì có thể tha nhân nhìn tôi với ánh nhìn tiêu cựu, hình ảnh ko tốt nè… tôi trở thành đối thể bị săm soi, phê bình… Sartre cho rằng, lúc này họ mất hữu-vị-ngã.

Vậy, theo Sartre tha nhân nhìn tôi làm tôi mất tự do, cảm giác dường như mình sống trong bất an và thế giới không còn trong tầm tay của mình nữa. Chủ thế bị xấu hổ, tổn thương, mất đi chủ thể tính… do đó, ông Sartre mới phát biểu “tha nhân là địa ngục”. “Hell is other people” (Jean-Paul Sartre, No Exit, translated by Stuart Gilbert).

Một chút hiểu biết nhỏ bé về Sartra với câu nói trên.

Đôi dòng tâm sự tuổi 30


🎂 𝕭ướ𝖈 𝕼𝖚𝖆 𝕿𝖚ổ𝖎 𝟛𝟘 🎂

-------------1994-17/05-2024----------------

✍️ Sinh nhật hôm nay cũng là ngày con đã bảo vệ xong luận văn ra trường triết học, với đề tài: “𝑆𝑜 𝑆𝑎́𝑛ℎ 𝑇𝑟𝑖𝑒̂́𝑡 𝐿𝑦́ 𝐺𝑖𝑎́𝑜 𝐷𝑢̣𝑐 𝐶𝑢̉𝑎 𝐾ℎ𝑜̂̉𝑛𝑔 𝑇𝑢̛̉ 𝑡𝑟𝑜𝑛𝑔 𝑡𝑎́𝑐 𝑝ℎ𝑎̂̉𝑚 𝐿𝑢𝑎̣̂𝑛 𝑁𝑔𝑢̛̃ 𝑣𝑎̀ 𝑃𝑙𝑎𝑡𝑜 𝑡𝑟𝑜𝑛𝑔 𝑡𝑎́𝑐 𝑝ℎ𝑎̂̉𝑚 𝐶𝑜̣̂𝑛𝑔 𝐻𝑜̀𝑎”. Trước hết, con xin gửi lời tri ân sâu sắc đến hai vị giáo sư hướng dẫn khả kính là cha Phaolô Đậu Văn Hồng Ph.D (triết Tây) và cha Phêrô Nguyễn Đình Khánh, S.J., Ph.D (triết Trung Hoa). Đồng thời, con cũng muốn bày tỏ lòng biết ơn với những góp ý sâu sắc từ hai giáo sư phản biện là cha Barnaba Vũ Minh Trí, S.J., MA và cha Augustine Nguyễn Minh Triệu, S.J., Ph.D.

✍️ Con cũng cảm ơn cha giám học Giuse Bùi Quang Minh, S.J., Cand. Ph.D đã đồng hành và hướng dẫn con trong hành trình tìm hiểu triết học 3 năm qua. Mình cũng không quên gửi lời cảm ơn và xin lỗi đến quý Thầy và quý Soeur trong lớp. Cảm ơn mọi người đã nhịp bước cùng mình trong những tháng ngày dùi mài kinh sử vừa qua với những niềm vui, nỗi buồn, thành công, thất bại…

✍️ Con cảm ơn Bố Mẹ đã sinh thành và dưỡng nuôi con từ thuở ấu thơ đến khi khôn lớn.

✍️Xin tri ân quý cha, quý tu sĩ nam nữ, ông bà, anh chị em, cô dì, chú bác và quý bạn hữu xa gần đã đi qua cuộc đời con và đã để lại những “dòng chữ yêu thương” trên trang sử cuộc đời.

✍️ Đặc biệt, con luôn biết ơn Dòng Tên, cụ thể là quý cha quý thầy trong nhà đã yêu thương để chăm sóc, dạy dỗ và hướng dẫn con từ ngày đầu chập chững ơn gọi cho đến hôm nay… 

✍️ Sau cùng, con xin dâng lời Tạ ơn Chúa, “𝕿ạ ơ𝖓 𝕮𝖍ú𝖆 đã 𝖉ự𝖓𝖌 𝖓ê𝖓 𝖈𝖔𝖓 𝖈á𝖈𝖍 𝖑ạ 𝖑ù𝖓𝖌, 𝖈ô𝖓𝖌 𝖙𝖗ì𝖓𝖍 𝕹𝖌à𝖎 𝖝𝖎ế𝖙 𝖇𝖆𝖔 𝖐ỳ 𝖉𝖎ệ𝖚!” (𝕿𝖛 յՅՑ, յկ)

✍️ Xin cảm ơn những lời nguyện chúc của tất cả mọi người cho con.

✍️ Ad Majorem Dei Gloriam

 ✍️ Đôi dòng tâm sự tuổi 30:

Đã có lần đại thi hào Nguyễn Du đã thốt lên rằng: “Trăm năm còn có gì đâu, chẳng qua một nắm cỏ khâu xanh rì”. Có lẽ đối với cụ Nguyễn Du đời người vỏn vẹn trăm năm, thế nhưng “còn có gì đâu” từ “tiếng khóc ban đầu” cho đến “năm cỏ khâu”… Vậy, sẽ còn lại gì cho một đời người?

Ngẫm nghĩ về cuộc đời mình trong 30 năm qua, tôi thấy đó là một món quà nhưng không và độc nhất vô nhị mà Thiên Chúa tặng ban cách riêng cho tôi. Dĩ nhiên, 30 năm chỉ là một con số bình thường so với một thiên niên kỷ, thậm chí chẳng đáng là gì so với vạn kiếp trường tồn, thiên thu vĩnh cửu… Thế nhưng, 30 năm so với một đời người thật đáng quý! Một lứa tuổi không quá già cho những tiếc nuối dang dở, hoặc lo âu hiện sinh… hay một lứa tuổi không còn quá trẻ cho những ước mơ, hoài bão chưa khô mực… 

Tuổi 30 chưa phải quá trễ nhưng cũng chẳng sớm gì! Bởi lẽ, trong Luận Ngữ, Khổng Tử đã khuyên dạy học trò: “三十而立”(Tam Thập Nhi Lập: nghĩa là 30 tuổi thì vững vàng, tự thân lập nghiệp). Với Plato, ông cho rằng: “Đến khoảng 30 tuổi, những thanh niên này cần can đảm và nhiệt thành với nhiệm vụ được giao” (Republic 539). Ngoài việc thủ đắc một nghề nghiệp ổn định, có lẽ bước qua tuổi 30, người ta không chỉ cần một lý tưởng sống vững vàng (bậc sống, lẽ sống), mà còn là một sự phát triển toàn diện tính cách cá nhân (lý tưởng là vậy, hì). Đó là chưa kể đến những khả năng, tài khéo sau nhiều tháng năm dày công luyện tập… tất cả đều cần đến rèn luyện và tu tập.

30 tuổi cũng là dịp để nhìn lại chặng đường đã qua, không phải là quá tập trung vào việc được chi hay mất gì? nhưng đúng hơn, tôi đã lớn lên và trưởng thành như thế nào? Lớn lên ở đây không chỉ dựa vào các chỉ số vật lý của trọng lượng cơ thể như chiều cao, cân nặng… mà còn là sự trưởng thành về tâm lý và tâm linh. Thật vậy, trưởng thành tâm lý thì khá quan trọng trong đời sống thường nhật, nhưng có lẽ quan trọng hơn đó là sự trưởng thành trong đời sống tâm linh, điều mà có đôi khi tôi thường xem nhẹ, hoặc bỏ qua.

Đã có bao lần tôi tự hỏi: Đức Tin của mình ở mức độ nào (mạnh, yếu hay bình thường)? Lòng mến Chúa của tôi ra sao? Mức độ quảng đại mà tôi dành cho Thiên Chúa cũng như sự dấn thân và hy sinh của tôi cho tha nhân thế nào? vị trí của Thiên Chúa trong những chọn lựa lớn nhỏ hằng ngày của tôi ở đâu? Qua bao năm tu hành, có bao nhiêu tật xấu, thói hư mà tôi đã hãm dẹp? những nhân đức nào tôi đã tập luyện được? Sống trong linh đạo thánh I-nhã, tôi tự hỏi mình đang tìm kiếm Chúa hay tìm kiếm mình? Cho vinh danh Chúa hay vinh quang chính mình hơn? Tất cả những câu hỏi trên cũng chỉ nhằm “test” lại mức độ “bỏ mình và mến Chúa” của tôi thế nào mà thôi! Thật vậy, “càng yêu mến Chúa thì càng dễ bỏ mình” và ngược lại.

Giữa đêm trường thanh vắng, lẳng lặng bên ngọn đèn khuya, cầu nguyện với Chúa Giêsu và ngẫm nghĩ về cuộc đời mình. Tôi chợt thấy “đời mình như đốm lửa, rực cháy giữa đêm khua, và cũng chỉ một chút le lõi rồi lặng lẽ khẽ khép lại trong hư vô của vĩnh cửu, thiên thu.” Sẽ còn lại gì khi đi qua kiếp người này? Nắm tro tàn hay mồ cỏ xanh? Liệu rằng 200 hay 500 năm nữa còn ai nhớ đến mình, bạn bè thân hữu năm xưa đâu cả rồi, bia mộ kia liệu còn hay mất…? Thế nhưng, những điều đó dường như không quan trọng, bởi vì tất cả đều vô thường, như mây trôi nước chảy... Thay vì đặt những câu hỏi đó, có lẽ tôi nên suy nghĩ rằng: “sống bao lâu không bằng sống bao sâu?” Tôi sống thân tình, kết hiệp với Thiên Chúa và sống lòng nhân ái với tha nhân như thế nào? Đó mới là điều quan trong nhất trong cuộc sống này! Bởi như thánh Gioan Thánh Giá viết “Đến ngày phán xét, người ta sẽ bị thẩm vấn về tình yêu mà thôi!”

Đang mải mê buông trôi theo dòng tư tưởng, tôi chợt nhìn lên tấm ảnh Lòng Chúa Thương Xót, câu Thánh vinh 90 quen thuộc chợt hiện lên trong tâm trí tôi: “Ngàn năm Chúa kể là gì, tựa hôm qua đã qua đi mất rồi, khác nào một trống canh thôi!” và “Đời chúng con tàn tạ, kiếp sống thoảng qua, một tiếng thở dài. Tính tuổi thọ, trong ngoài bảy chục, mạnh giỏi chăng là được tám mươi, mà phần lớn chỉ là gian lao khốn khó, cuộc đời thấm thoát, chúng con đã khuất rồi.” Vậy, Lạy Chúa! “Xin dạy chúng con đếm tháng ngày mình sống, ngõ hầu tâm trí được khôn ngoan.”

Viết cho ngày sinh nhật tuổi 30 (1994-17.5-2024)